sd-wan là gì

SD-WAN Là Gì? Bật Mí 5 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của SD-WAN

SD-WAN là gì? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi mới nghe đến công nghệ này lần đầu. SD-WAN đơn giản là một loại công nghệ mạng sử dụng các nguyên tắc mạng được xác định bởi phần mềm (SDN) để quản lý và tối ưu hiệu suất của các mạng WAN.

Với SD-WAN, doanh nghiệp có thể kết nối mạng hiệu quả hơn, đồng thời nhận được nhiều tính năng mới giúp tối ưu hóa hiệu suất mạng. Vậy, để hiểu rõ hơn về SD-WAN hãy tiếp tục xem phần dưới đây.

SD-WAN là gì?

định nghĩa SD-WAN là gì

SD-WAN là từ viết tắt của Software-Defined Wide Area Network, nó là một kiến trúc mạng ảo cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của các dịch vụ mạng truyền tải như MPLS, LTE hay các dịch vụ Internet có băng thông rộng để bảo mật kết nối ứng dụng với các văn phòng, chi nhánh và cả người dùng.

SD-WAN có thể được sử dụng để xây dựng mạng WAN có hiệu suất tương đương hoặc tốt hơn bằng cách sử dụng truy cập Internet thương mại chi phí thấp hơn, thay thế một phần hoặc tất cả các công nghệ kết nối WAN trước đây sử dụng các kết nối riêng đắt tiền tương tự như MPLS.

>> Xem thêm: Mạng WAN là gì?

Những đặc điểm bắt buộc có trong SD-WAN

Theo Gartner, thiết bị SD-WAN phải có bốn đặc điểm cơ bản sau:

  • Hỗ trợ nhiều loại kết nối, chẳng hạn như MPLS, mạng cáp quang dặm cuối hoặc mạng di động tốc độ cao, chẳng hạn như công nghệ không dây 4G LTE và 5G.
  • Khả năng chọn đường dẫn động để chia sẻ tải và khả năng phục hồi.
  • Giao diện đơn giản, dễ cấu hình và quản lý.
  • Hỗ trợ VPN cũng như các dịch vụ của bên thứ ba như bộ điều khiển tối ưu hóa mạng WAN, tường lửa và cổng web.

Cơ chế hoạt động của SD-WAN là gì?

Giải pháp SD-WAN điều hướng lưu lượng mạng trên WAN bằng phần mềm và các chức năng điều khiển. SD-WAN sẽ quản lý lưu lượng dựa trên mức độ ưu tiên của lưu lượng mạng, chất lượng dịch vụ QoS và những yêu cầu bảo mật tương đương với các mô hình kinh doanh.

Khi so sánh với các mô hình mạng WAN truyền thống, chức năng kiểm soát cơ sở hạ tầng mạng WAN được phân bổ đồng đều trên tất cả các thiết bị mạng. Bộ định tuyến không còn định tuyến lưu lượng mạng dựa trên bất kỳ thứ gì khác ngoài địa chỉ TCP/IP và Access Control List.

Người dùng cuối sẽ nhận được chất lượng truy cập tốt nhất khi SD-WAN gửi lưu lượng đi đến Cloud, chẳng hạn như SaaSIaaS qua Internet. Tuy nhiên, không phải tất cả lưu lượng truy cập từ đám mây đến web đều được đối xử bình đẳng.

cơ chế hoạt động của SD-WAN

Tìm hiểu SD-WAN là gì ta thấy nhiều ứng dụng đám mây và nhà cung cấp dịch vụ đám mây triển khai các biện pháp bảo mật mạnh mẽ. Truy cập Internet trực tiếp vào các ứng dụng này từ các chi nhánh sẽ cần có các cơ chế bảo mật để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa. Salesforce, Office365, ServiceNow, Box và Dropbox là một vài ví dụ về ứng dụng đám mây.

SD-WAN có thể định tuyến lưu lượng mạng dựa trên các ứng dụng thay vì chỉ địa chỉ TCP/IP nhờ sự thông minh và khả năng nhận dạng ứng dụng. SD-WAN có thể sử dụng bất kỳ công nghệ truyền dẫn nào, chẳng hạn như MPLS, băng thông rộng hoặc LTE. Mạng SD-WAN sẽ ảo hóa các dịch vụ WAN như MPLS, Internet băng thông rộng và 4G/5G/LTE, coi chúng là những tài nguyên mạng.

>> Xem thêm: Điện toán đám mây là gì?

Tự động học và tự động điều chỉnh của SD-WAN

Mạng SD-WAN có thể điều chỉnh nhanh chóng khi điều kiện mạng thay đổi để duy trì hiệu suất ứng dụng cao nhất bằng cách giám sát liên tục các ứng dụng và tài nguyên mạng WAN. Giải pháp SD-WAN sẽ mang đến cho người dùng cảm nhận ở mức độ cao nhất ngay cả khi đường truyền bị gián đoạn hay mất gói tin do độ trễ cao,…

Các khả năng chính của SD-WAN là gì?

  • Quản lý tập trung: Doanh nghiệp có thể giảm đáng kể chi phí vận hành mạng WAN bằng cách tập trung cấu hình SD-WAN và quản lý hiệu quả các chính sách bảo mật và quyền truy cập ứng dụng.
  • Cấu hình tự động hoàn toàn – cung cấp Zero-touch (ZTP): Tính năng này cho phép lập trình cấu hình và chính sách một lần rồi đẩy xuống tất cả các nhánh mà không cần lập trình cho từng thiết bị riêng lẻ. Tính năng này giúp loại bỏ nhu cầu cử nhân viên CNTT đến các chi nhánh bất cứ khi nào ứng dụng mới được thêm vào hoặc chính sách được sửa đổi. ZTP cũng giảm lỗi do con người gây ra bằng cách đảm bảo rằng các chính sách nhất quán trên toàn bộ mạng doanh nghiệp.

Các tính năng đặc biệt của SD-WAN

các tính năng đặc biệt của SD-WAN

  • Tính sẵn sàng cao: SD-WAN giúp bạn giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động của mạng. Để hoạt động, công nghệ phải có khả năng phát hiện lỗi kết nối theo thời gian thực và tự động chuyển sang kết nối khác.
  • Chất lượng dịch vụ (QoS): SD-WAN hỗ trợ QoS bằng cách ưu tiên băng thông cho các ứng dụng quan trọng nhất ở cấp ứng dụng. Để cải thiện hiệu suất, SD-WAN sẽ tự động định tuyến kết nối, gửi ứng dụng trên tuyến nhanh hơn hoặc thậm chí chia nhỏ ứng dụng chạy trên cả hai tuyến.
  • Bảo mật: Không giống như MPLS, SD-WAN sử dụng các công cụ bảo mật (IPSEC) để xác thực, giám sát cũng như mã hóa kênh kết nối.
  • Quản trị, khắc phục sự cố: SD-WAN có Graphical User Interface (GUI) được ưu tiên hơn Command-Line Interface (CLI) để hỗ trợ quản trị viên tự động hóa việc chọn tuyến, cấu hình và quản lý trung tâm cho thiết bị đầu cuối.
  • Cân bằng tải: Nhờ khả năng bao quát vô cùng toàn diện trạng thái của mạng, SD-WAN có thể triển khai kỹ thuật chia tải lưu lượng truy cập mạng thông qua việc yêu cầu một tuyến đường mới dựa trên trạng thái mạng hiện tại để mang lại trải nghiệm tốt hơn.

Lợi ích khi sử dụng SD-WAN là gì?

Giảm tới 90% chi phí

SD-WAN có thể giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Cụ thể:

  • Chi phí mua phần cứng, phần mềm và hỗ trợ.
  • Chi phí thuê nhân sự để quản lý, khắc phục sự cố và cung cấp thiết bị WAN: Cung cấp Zero-touch và quản lý tập trung.
  • Chi phí đường truyền. Do SD-WAN bổ sung hoặc thay thế MPLS đắt tiền bằng kết nối băng thông rộng nên lưu lượng có thể được định tuyến dựa trên tùy chọn tốt nhất về chi phí so với hiệu suất.

Tăng tính sáng tạo và sự hài lòng của người dùng

tăng tính sáng tạo và sự hài lòng của người dùng

Việc kết nối các văn phòng chi nhánh với các ứng dụng đám mây mà không có SD-WAN rất tốn kém. Các mạng LAN truyền thống phải “backhaul” lưu lượng truy cập đến trung tâm dữ liệu hoặc trụ sở công ty, thường được thực hiện thông qua MPLS.

Điều này có thể dẫn đến trải nghiệm người dùng kém. Biết SD-WAN là gì ta nhận ra SD-WAN cho phép truy cập hiệu quả vào các tài nguyên dựa trên đám mây, dẫn đến sự cộng tác của người dùng được cải thiện, giúp ít thất vọng hơn và trải nghiệm người dùng tổng thể tốt hơn.

Tăng tính linh hoạt và tốc độ

Nhờ SD-WAN, các tổ chức hiện đã có nhiều tùy chọn kết nối hơn, chẳng hạn như Internet băng thông rộng. SD-WAN cũng sẽ mất ít thời gian hơn để định cấu hình, triển khai và quản lý so với MPLS.

Vì SD-WAN tách kiểm soát dịch vụ mạng khỏi phần cứng nên nó cho phép các tổ chức sử dụng bất kỳ Internet băng thông rộng khả dụng nào trong một khu vực nhất định mà không bị giới hạn bởi vùng phủ sóng của nhà cung cấp MPLS.

Lời kết

Vậy là chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về SD-WAN là gì và những lợi ích nhận được khi sử dụng nó. Hy vọng bài viết sẽ có ích với bạn đọc. Nếu các bạn đang tìm kiếm một giải pháp mạng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình, SD-WAN là một lựa chọn sáng suốt.

Hãy tiếp tục truy cập vào Website hoặc Fanpage của Máy Chủ Sài Gòn để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang Chủ Danh mục
Tất cả danh mục
Giỏ Hàng