private cloud là gì

Private Cloud Là Gì? Private Cloud Có Ưu Nhược Điểm Gì?

Private Cloud là gì? Trong bài viết về điện toán đám mây trước đây, Máy Chủ Sài Gòn đã từng liệt kê qua các phân loại của Cloud Computing, trong đó có Private Cloud. Đây là một trong ba mô hình điện toán đám mây được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi hiện nay. Mô hình này kết hợp nhiều ưu điểm của điện toán đám mây với mức độ bảo mật cao. 

Hơn nữa, nó cung cấp nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp về lưu trữ dữ liệu trang web. Tuy nhiên bài viết chỉ nêu qua đôi nét về Private Cloud. Nếu bạn quan tâm đến mô hình này, hãy cùng tìm hiểu nó ngay bây giờ nhé!

Đặc điểm của Private Cloud là gì?

đặc điểm của private cloud

Do được xây dựng trên một Cluster (cụm) máy chủ vật lý riêng biệt nên Private Cloud có cơ sở hạ tầng độc lập, không bị ảnh hưởng bởi những người dùng hoặc khách hàng khác. Nhờ có kiến trúc được xây dựng độc lập cho khách hàng, máy chủ ảo dùng riêng được coi là công nghệ ảo hóa có độ an toàn và bảo mật tốt nhất.

Khi biết Private Cloud là gì và sở hữu Private Cloud, doanh nghiệp sẽ được toàn quyền quản lý cũng như cài đặt các phần mềm, ứng dụng,… tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp. Do có số lượng máy chủ server lớn nên Private Cloud hoạt động mạnh và ổn định. Bên cạnh đó, Private Cloud còn có khả năng thích ứng cao và dự phòng tốt.

Private Cloud có thể được quản trị dễ dàng và thuận tiện…với khả năng đồng bộ hóa tuyệt vời giúp tăng tính nhanh nhẹn của hệ thống. Có thể thấy, việc sử dụng máy chủ ảo dùng riêng để hỗ trợ máy chủ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp quy trình làm việc của hệ thống trở nên đồng bộ hơn.

Đối tượng nào nên sử dụng Private Cloud

Nếu bạn thắc mắc về các đối tượng nên sử dụng Private Cloud là gì, hãy xem phần sau:

Các doanh nghiệp sẽ cần đầu tư một lượng tiền bạc, thời gian và nguồn lực đáng kể để thiết lập và quản lý mô hình đám mây riêng. Cùng với khoản đầu tư đó, các doanh nghiệp sẽ gặt hái được nhiều lợi ích về bảo mật, hiệu suất,…

Vì vậy, các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ nội bộ và quản lý dễ dàng thì nên sử dụng Private Cloud. Nói chung, Private Cloud có thể được sử dụng bởi các cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính hoặc bất kỳ tổ chức từ trung bình đến lớn nào khác có mức độ ưu tiên về vấn đề bảo mật dữ liệu. 

Hơn nữa, đám mây riêng tư là một lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp đã có trung tâm dữ liệu đắt tiền vì họ có thể tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có. 

Kiến trúc của Private Cloud là gì?

kiến trúc của private cloud

Private Cloud giống với một vài đám mây khác, đều dựa trên một số công nghệ cho phép khách hàng cung cấp và định cấu hình các máy chủ ảo hay tài nguyên máy tính theo nhu cầu để mở rộng quy mô một cách dễ dàng và nhanh chóng (hoặc thậm chí tự động) nhằm mục đích đáp ứng với lượng truy cập tăng đột biến trong lưu lượng, việc sử dụng sử dụng. Sau đó là một kế hoạch dự phòng tối ưu hóa tài nguyên tổng thể có tính khả dụng cao. Để biết các công nghệ đó là gì, hãy xem phần dưới đây:

Ảo hóa

Ảo hóa là công nghệ giúp các tài nguyên CNTT được trừu tượng hóa từ phần cứng vật lý nằm bên dưới của chúng. Đồng thời được gộp chung vào các nhóm tài nguyên vô hạn về dung lượng máy tính, bộ nhớ, lưu trữ và kết nối mạng. Sau đó, nó có thể được phân phối giữa nhiều vùng chứa, máy ảo hay các thành phần cơ sở hạ tầng CNTT được ảo hóa khác. 

Nhờ biết công nghệ ảo hóa của Private Cloud là gì ta đã hiểu lý do nó cho phép sử dụng tối đa phần cứng bằng cách loại bỏ các giới hạn phần cứng vật lý, cho phép phần cứng được chia sẻ hiệu quả giữa nhiều người dùng và ứng dụng, đồng thời tăng tính linh hoạt, khả năng mở rộng và độ đàn hồi của đám mây.

Phần mềm quản lý

Phần mềm quản trị cung cấp cho quản trị viên quyền kiểm soát tập trung đối với các ứng dụng chạy trên đó và cơ sở hạ tầng. Phần mềm quản lý sẽ cho phép tối ưu hóa bảo mật, tính khả dụng và sử dụng tài nguyên trong môi trường đám mây nội bộ.

Automation

Automation được gọi là tự động hóa tăng tốc các tác vụ như cung cấp và tích hợp máy chủ, nếu không sẽ phải thực hiện theo phương pháp thủ công và lặp đi lặp lại vô số lần. Nhờ biết Private Cloud là gì cùng đặc điểm của nó người ta nhận ra sự can thiệp của con người đã được giảm bớt nhờ quá trình tự động hóa.

Hơn nữa, người dùng các đám mây riêng có thể áp dụng các kiến trúc và thực tiễn dựa trên đám mây, chẳng hạn như ứng dụng Container, DevOps và Microservices. Điều này có thể dẫn đến tăng hiệu quả và tính linh hoạt, cho phép chuyển đổi suôn sẻ từ đám mây công cộng sang môi trường đám mây lai trong tương lai.

Private Cloud hoạt động như thế nào?

private cloud hoạt động như thế nào

Private Cloud có thể được đặt trong trung tâm dữ liệu của khách hàng hoặc trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ và nó có thể được quản lý bởi khách hàng/bên thứ ba hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Để triển khai thành công hệ thống Private Cloud, bạn phải đáp ứng các yếu tố sau:

Service Management và Automation

Quản lý dịch vụ và tự động hóa là các thành phần quan trọng của hệ thống đám mây. Để giữ cho Platform hoàn toàn thống nhất, mỗi hoạt động đều là đồng bộ, lặp đi lặp lại và được ghi nhận. Tất cả các máy chủ phải được đồng bộ hóa để tạo ra kết quả tương tự như dự kiến. Khi tìm hiểu về Private Cloud là gì, ta thấy nếu không có Service Management thích hợp, các dịch vụ đám mây không thể hoàn thành.

Applications

Chất lượng của các ứng dụng có thể phá hủy hoặc hỗ trợ giải pháp Cloud của các doanh nghiệp. Các ứng dụng phải được quản lý thông qua Portal thông tin của nhà cung cấp đám mây đi kèm với phương pháp đo lường càng linh hoạt càng tốt. 

Trong trường hợp bạn đã biết cách triển khai Private Cloud là gì, bạn hãy chú ý nếu ứng dụng yêu cầu một lượng lớn tài nguyên, hệ thống phải được mở rộng.

Organization

Các tổ chức và doanh nghiệp phải chuẩn bị để chuyển đổi từ các phương pháp truyền thống sang ứng dụng đám mây. Các doanh nghiệp sẽ chuyển trọng tâm từ công nghệ thuần túy sang các giải pháp định hướng kinh doanh do sự phát triển của công nghệ tiên tiến ngày này.

Ưu điểm của Private Cloud là gì?

ưu điểm của private cloud

Cơ sở hạ tầng độc lập

Private Cloud độc lập về cơ sở hạ tầng do được xây dựng trên cụm Server vật lý riêng (Cluster) nên người dùng sẽ được giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng, tác động từ những người dùng hay những khách hàng khác.

Mạnh mẽ, linh hoạt và ổn định

Doanh nghiệp sẽ có toàn quyền về quản lý, có thể chủ động linh hoạt thu hẹp hoặc mở rộng các tài nguyên, cài đặt những phần mềm, ứng dụng,…tùy theo từng nhu cầu sử dụng Private Cloud là gì. Do số lượng máy chủ lớn, đảm bảo dịch vụ hoạt động ổn định, mạnh mẽ.

Khả năng bảo mật cao

Private Cloud được coi là công nghệ an toàn và bảo mật tốt nhất vì kiến trúc của nó được xây dựng độc lập cho người dùng. Các doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng về việc rò rỉ thông tin hoặc chia sẻ tài nguyên với các tổ chức khác nhờ hệ thống tường lửa và lưu trữ nội bộ để đảm bảo dữ liệu an toàn.

Tính khả dụng về địa lý

Khi tìm hiểu về Private Cloud là gì, nếu bạn thấy công ty của bạn là một tập đoàn đa quốc gia với các văn phòng ở nhiều quốc gia trên thế giới, Private Cloud sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Mỗi quốc gia sẽ có chính sách riêng và đám mây riêng sẽ hỗ trợ bạn dễ dàng “thích nghi” với quốc gia đó.

Khả năng tùy chỉnh tốt

Khách hàng sử dụng dịch vụ đám mây nội bộ có thể mua bất kỳ phần cứng và phần mềm nào họ muốn thay vì sử dụng phần mềm và phần cứng của đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây. Hơn nữa, tùy vào mục đích sử dụng Private Cloud là gì, bạn có thể tùy chỉnh máy chủ theo bất kỳ cách nào bạn muốn và tùy chỉnh phần mềm khi cần thông qua các tiện ích bổ sung hoặc phát triển tùy chỉnh.

Ngoài những ưu điểm này, Private Cloud còn có một số ưu điểm khác như cung cấp khả năng dự phòng tốt, thời gian hoạt động lên đến 99,99%… 

Nhược điểm của Private Cloud

Người quản lý phải có chuyên môn

Khi tìm hiểu về nhược điểm của Private Cloud là gì, ta thấy tất cả các quản lý trung tâm dữ liệu, nâng cấp và bảo trì hoàn toàn được xử lý bởi một công ty duy nhất. Công ty này sẽ phải đối mặt với một số khó khăn nếu không có nhân viên có trình độ cao trong mảng này.

Chi phí sửa chữa, bảo trì

Sau một thời gian sử dụng, các máy chủ phải được làm mới và thay thế. Vì vậy sẽ phát sinh thêm một khoản chi phí. Đây là một chi phí đắt đỏ mà các doanh nghiệp phải chi trả để tiếp tục sử dụng Private Cloud. Tùy vào mục đích sử dụng Private Cloud là gì, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn sử dụng nó.

Khả năng mở rộng hạn chế

Priva Cloud chỉ có thể “mở rộng” đến mức dung lượng lưu trữ nội bộ cho phép của nó. Kết quả là, khả năng phát triển và mở rộng của Private Cloud là tương đối hạn chế.

Điểm khác biệt giữa Private Cloud vs Public Cloud là gì?

điểm khác biệt giữa private cloud và public cloud

  • Chi phí: Không giống như các đám mây riêng, các đám mây công cộng tiết kiệm chi phí hơn nhiều vì các nhà cung cấp điện toán đám mây sẽ chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng phần cứng và các ứng dụng tại chỗ.
  • Sự khác biệt về phạm vi phục vụ khách hàng của Private Cloud vs Public Cloud là: Đám mây công cộng là một giải pháp hợp lý với việc mở rộng vô hạn. Còn đám mây nội bộ lại bị hạn chế và chỉ có thể mở rộng đến mức dung lượng lưu trữ nội bộ được cho phép.
  • Lượng người dùng: biết được Private Cloud là gì và Public Cloud là gì thì khi ta so sánh Private Cloud vs Public Cloud về lượng người sử dụng, ta nhận ra nếu đám mây nội bộ chỉ dành cho một khách hàng thì cơ sở hạ tầng đám mây công cộng có sẵn cho tất cả mọi người, cho dù là một cá nhân hay doanh nghiệp.
  • Bảo mật: Private Cloud được đánh giá cao hơn Public Cloud do quyền riêng tư và tính độc lập của nó. Tuy nhiên, khi được triển khai chính xác, Public Cloud có thể an toàn như một Private Cloud được quản lý hiệu quả nhất. Vấn đề ở đây là liệu nhà cung cấp có sử dụng các biện pháp bảo mật phù hợp hay không.

Mặc dù biết sự khác biệt giữa Private Cloud vs Public Cloud, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người vẫn không chắc chắn nên sử dụng đám mây công cộng hay đám mây nội bộ để phục vụ nhu cầu của họ. Chính vì thế sau khi biết điểm khác biệt giữa Public Cloud và Private Cloud là gì hãy xem bảng dưới đây vì nó sẽ giúp mọi người biết được mình nên dùng loại nào.

Public Cloud Private Cloud
Chi phí Thấp Cao
Tính khả dụng Cao Cao
Bảo trì Được đảm nhận bởi đơn vị thứ ba Doanh nghiệp phải tự bảo trì hoặc thuê đơn vị thứ ba
Bảo mật Tương đối Có thể cao nhưng bắt buộc phải tự thực hiện.
Tính linh hoạt Cao Vừa phải
Khả năng triển khai Đơn giản Nhờ vào đơn vị thứ 3 hỗ trợ hoặc doanh nghiệp phải tự thực hiện.

Sau khi xem qua bảng so sánh này, bạn hãy suy nghĩ về mục đích sử dụng Private Cloud là gìPublic Cloud là gì và xem xét tình hình doanh nghiệp mình để đưa ra các quyết định chính xác nhất.

>> Tham khảo thêm: Hybrid Cloud là gì? 5 ứng dụng hữu ích của Hybrid Cloud cho doanh nghiệp

Các bước xây dựng hệ thống Private Cloud 

các bước xây dựng private cloud

  • Bước đầu tiên là xác định mục tiêu: Trước khi triển khai bạn phải hiểu các yêu cầu kinh doanh, quy định hệ điều hành và bảo mật.
  • Xem xét và chia các loại ứng dụng, dữ liệu và tài nguyên sẽ chạy trên đám mây riêng.
  • Chọn phần cứng của bạn: Nâng lên hệ thống Hardware bằng các tham số được xác định trong bước trước.
  • Lựa chọn phần mềm: Quyết định xem bạn có muốn mua bản quyền (trả tiền) hay không.
  • Cấu trúc của mạng: Xác định mô hình mạng của bạn hoạt động trên một máy ảo riêng biệt.
  • Bảo mật: Lên kế hoạch quản lý truy cập (IAM) và định danh – Cách tiếp cận công nghệ để hỗ trợ người dùng tiếp cận với các tài nguyên phù hợp.
  • Chọn một cơ chế quản lý: Sau khi biết được Private Cloud là gì và hoàn thành các bước trên, bạn hãy lập kế hoạch cho mô hình quản lý dịch vụ của bạn 
  • Quản lý các quy trình và công cụ: Xác định và quản lý tài nguyên, giám sát và tầng cơ sở
  • Bắt đầu triển khai triển khai đám mây nội bộ (bao gồm cả phần cứng và phần mềm)
  • Kiểm tra: Kiểm tra tập hợp đầy đủ các lỗi xảy ra hoặc quy tắc để bảo mật.
  • Xem lại cách vận hành trên đám mây riêng – tự động hóa, giám sát và an toàn.

Lời kết

Sau khi đọc hết bài viết này chắc hẳn các bạn đã biết được Private Cloud là gì? Đám mây riêng có thể là một giải pháp tuyệt vời cho các doanh nghiệp cấp cao yêu cầu các tùy chọn lưu trữ có thể mở rộng và đáng tin cậy. 

Hy vọng rằng bạn sẽ biết được điểm khác biệt giữa Private Cloud vs Public Cloud và có sự cân nhắc kỹ trước khi chọn hình thức đám mây cho doanh nghiệp của bạn. Hẹn gặp mọi người trong các bài viết tiếp theo của Máy Chủ Sài Gòn nhé. Đừng quên liên hệ qua Hotline: 0976.638.715Email: kinhdoanh@maychusaigon.vn – Fanpage: https://www.facebook.com/maychusaigon.vn nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm máy chủ, máy trạm, linh kiện và các thiết bị mạng của chúng tôi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZaloHotlineFacebook Messenger