MCSA là gì? Trong thời đại số hiện nay, khi mọi doanh nghiệp và tổ chức đều dựa vào công nghệ để hoạch định, triển khai và duy trì hệ thống, việc sở hữu kiến thức chuyên sâu về các giải pháp công nghệ là chìa khóa mở cánh cửa cho cơ hội nghề nghiệp không giới hạn. Và để chứng minh cho những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu của bản thân, chứng chỉ MCSA – Microsoft Certified Solutions Associate là chứng chỉ được nhiều người ưu tiên sở hữu.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về chứng chỉ MCSA cũng như lý do vì sao nó lại hot đến vậy nhé!
Nội Dung Bài Viết
MCSA là gì?
MCSA (Microsoft Certified Solutions Associate) là một chương trình chứng nhận được Microsoft cung cấp, dành cho những người đang tìm kiếm công việc cấp độ đầu vào trong môi trường công nghệ thông tin. Nó thay thế cho chứng chỉ Microsoft Certified Systems Administrator không còn tồn tại và là một điều kiện tiên quyết để theo đuổi các chứng chỉ Microsoft cao cấp hơn.
Tuy nhiên, chứng chỉ MCSA đã bị loại bỏ vào ngày 31 tháng 1 năm 2021, theo đà chuyển đổi của Microsoft từ các chứng chỉ liên quan đến các sản phẩm cụ thể của Microsoft sang các chứng chỉ phù hợp hơn với các vai trò công việc phổ biến, như Azure Developer Associate, DevOps Engineer Expert và Azure Security Engineer Associate.
Chứng chỉ MCSA cho phép các chuyên gia IT xác nhận và chứng minh kiến thức của họ về các sản phẩm của Microsoft. Đây là một chứng chỉ cấp độ đầu vào và do đó, không chỉ định bất kỳ tiêu chí đặc biệt nào cho những người theo đuổi nó. Hơn nữa, khi biết MCSA là gì, bạn sẽ thấy những người đạt được chứng chỉ MCSA có thể tiến xa hơn và theo đuổi các chứng chỉ Microsoft phức tạp hơn, bao gồm chứng chỉ MCSE.
Những người giữ chứng chỉ MCSA thường sẽ đảm nhiệm các chức danh công việc IT như sau:
- Chuyên gia hỗ trợ máy tính để bàn.
- Quản trị mạng.
- Quản trị viên hệ thống Microsoft.
- Quản trị viên cơ sở dữ liệu (cấp độ đầu vào).
- Kiến trúc sư mạng máy tính.
Chứng chỉ MCSA dành cho những đối tượng chính nào?
- Sinh viên công nghệ thông tin, đang theo học các chuyên ngành liên quan đến công nghệ thông tin: Chứng chỉ MCSA là một chứng chỉ quan trọng giúp sinh viên chứng minh được kiến thức và kỹ năng của mình, từ đó tăng cơ hội tìm được việc làm tốt sau khi ra trường.
- Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, sư phạm: Biết MCSA là gì, ta nhận ra chứng chỉ MCSA giúp giảng viên CNTT có được kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về các sản phẩm và dịch vụ của Microsoft, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo sinh viên.
- Nhân viên đang làm việc thiết kế, triển khai, quản trị hệ thống mạng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của Microsoft: Chứng chỉ MCSA giúp nhân viên CNTT nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình, từ đó đáp ứng được yêu cầu công việc và thăng tiến trong sự nghiệp.
Ngoài ra, chứng chỉ MCSA cũng phù hợp với những người quan tâm đến việc học tập và phát triển các kỹ năng CNTT trong lĩnh vực hệ thống mạng, quản trị hệ thống và an ninh mạng.
Lợi ích khi sở hữu chứng chỉ MCSA là gì?
- Tăng cơ hội tìm được việc làm tốt: Chứng chỉ MCSA là một chứng chỉ được công nhận rộng rãi trong ngành công nghệ thông tin. Các nhà tuyển dụng thường ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có chứng chỉ MCSA vì họ tin rằng những ứng viên này có kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Tăng lương: Theo khảo sát của Microsoft, những người có chứng chỉ MCSA có mức lương trung bình cao hơn 15% so với những người không có chứng chỉ.
- Tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp: Chứng chỉ MCSA là một chứng chỉ quan trọng giúp nhân viên CNTT thăng tiến trong sự nghiệp. Những người có chứng chỉ MCSA thường được giao những vị trí cao hơn, có trách nhiệm hơn và mức lương cao hơn.
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng CNTT: Việc học tập và thi lấy chứng chỉ MCSA giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng CNTT, từ đó trở thành một chuyên gia CNTT có năng lực.
Đào tạo chứng chỉ MCSA
Tìm hiểu về MCSA là gì, hãy nhớ khi chứng chỉ MCSA còn tồn tại, ứng viên có thể chọn từ hai lựa chọn cơ bản để chuẩn bị cho các kỳ thi chứng chỉ MCSA:
Tự học
Lựa chọn này lý tưởng cho những ứng viên muốn tự chuẩn bị mà không cần hướng dẫn từ giảng viên hoặc học tại lớp. Có nhiều nguồn tài nguyên dành cho những người lựa chọn cách học này, bao gồm sách, tài liệu học video và các nguồn tài nguyên độc lập như video trên YouTube. Nhiều công ty đào tạo cũng cung cấp bài kiểm tra thực hành và bài kiểm tra mô phỏng để chuẩn bị cho chứng chỉ.
Đào tạo với giảng viên hướng dẫn
Các trung tâm đào tạo được ủy quyền bởi Microsoft trên khắp thế giới cung cấp các khóa học MCSA trực tuyến và trực tiếp cho hầu hết các kỳ thi MCSA. Những khóa học này tương ứng trực tiếp với nội dung của kỳ thi và cung cấp sự chuẩn bị hữu ích và chi tiết để theo đuổi chứng chỉ.
Sự khác biệt giữa CCNA với MCSA là gì?
Tiêu chí |
CCNA |
MCSA |
Tên đầy đủ |
Cisco Certified Network Associate | Microsoft Certified Solutions Associate |
Kiến thức và kỹ năng | CCNA tập trung vào đào tạo về các kiến thức như địa chỉ IP, các phương thức truyền tin trong mạng IP và các giao thức mạng. Nó tập trung vào việc nắm rõ quy trình di chuyển của gói tin trong mạng, bắt chọn gói tin và ứng dụng nó trên các thiết bị mạng của Cisco System. | Cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng quản trị hệ thống máy chủ Windows, bao gồm khả năng triển khai và vận dụng các dịch vụ trên hệ điều hành Windows. Nó đặc biệt chú trọng vào quản lý cả hệ thống máy chủ (server) và máy trạm (client). |
Hình thức thi | Có hai kỳ thi cần vượt qua:
– Lựa chọn 1: Vượt qua kỳ thi #200-125, bao gồm tất cả các chủ đề của ICND1 và ICND2. – Lựa chọn 2: Vượt qua kỳ thi #200-105 và 100-105 (ICND1 và ICND2). Trong đó: ICND1 tập trung vào các loại mạng, nguyên tắc cơ bản về Switching, mạng truyền thông, TCP/IP, các công nghệ WAN, IP Addressing và Routing, quản lý môi trường mạng, cùng với việc điều hành và cấu hình thiết bị iOS. ICND2 tập trung vào việc xác định tuyến IP, mở rộng Switched Networks với VLAN, quản lý lưu lượng IP bằng danh sách truy cập, thiết lập kết nối Frame Relay, và thiết lập kết nối Point-to-Point. |
Tìm hiểu về MCSA là gì, ta biết được có 4 kỳ thi cần vượt qua, đó là: #70–290, #70–291, #70–270 và một môn tự chọn.
Chúng tương ứng với: Nhóm “Networking System”: – Quản lý và duy trì môi trường Microsoft Windows Server 2003. – Thực hiện, quản lý cũng như duy trì CSHT mạng Microsoft Windows Server 2003. Nhóm “Client Operating System”: Cài đặt, cấu hình và quản lý Microsoft Windows XP Professional. Elective exam/Môn tự chọn: Lựa chọn một trong ba môn: ISA Server, Exchange Server hoặc SQL Server. |
Tiềm năng phát triển | Chuyên viên theo dõi vận hành hệ thống mạng
Chuyên gia cao cấp của Cisco Chuyên viên tư vấn thiết kế, kinh doanh thiết bị mạng Chuyên gia cung cấp hạ tầng mạng. |
Chuyên viên sử dụng/triển khai giải pháp HĐH Windows Chuyên gia cao cấp của Microsoft Chuyên gia hệ thống ở các ngân hàng, công ty viễn thông, sàn giao dịch chứng khoán,… |
Các loại chứng chỉ MCSA mới nhất
Sau khi biết sự khác biệt giữa CCNA với MCSA là gì, hãy xem các loại chứng chỉ MCSA mới nhất bao gồm:
- Azure Administrator Associate: Chứng chỉ này chứng nhận khả năng quản trị cơ sở hạ tầng đám mây Azure của Microsoft.
- Modern Desktop Administrator Associate: Chứng chỉ này chứng nhận khả năng triển khai, quản lý và bảo mật các môi trường máy tính để bàn hiện đại của Microsoft 365.
- SQL Server Administrator Associate: Đây là chứng chỉ dành cho những người quản trị CSDL trên nền tảng SQL Server của Microsoft.
- Chứng chỉ MCSA (Windows Server 2012): Cài đặt, cấu hình và quản trị Windows Server 2012.
- Chứng chỉ MCSA (Windows Server 2016): Cài đặt và cấu hình Nano Server, kết nối mạng, lưu trữ cục bộ và trên máy chủ.
- Chứng chỉ MCSA (Microsoft Dynamics 365): Thực hiện, cấu hình, tùy chỉnh, sử dụng cũng như bảo trì Microsoft Dynamics 365.
- Chứng chỉ MCSA (Microsoft Dynamics 365 for Operations): Quản trị cơ sở hạ tầng CSDL Microsoft SQL.
- Chứng chỉ MCSA (SQL 2016 Database Administration): Cài đặt và cấu hình, triển khai, bảo trì SQL cũng như nâng cấp các mô hình.
- Chứng chỉ MCSA (SQL Server 2012/2014): Quản trị cơ sở dữ liệu, triển khai kho dữ liệu Server 2012/ 2014 và truy vấn.
- Chứng chỉ MCSA (Machine Learning): Kỹ năng vận hành học máy trong Big Data, SQL và R Server.
- Chứng chỉ MCSA (BI Reporting): Kỹ năng tạo, quản lý các giải pháp kinh doanh nhờ vào phân tích dữ liệu bằng Power BI.
- Chứng chỉ MCSA (Universal Windows Platform): Kỹ năng triển khai các ứng dụng Universal Windows Platform.
- Chứng chỉ MCSA (Web Applications): Kỹ năng triển khai, xây dựng các ứng dụng web hiện đại.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ MCSA là gì, những lợi ích mà nó đem lại cho người sở hữu cũng như các loại chứng chỉ MCSA mới được cập nhật. Tóm lại, MCSA là một chứng chỉ vô cùng hữu ích, nó không chỉ chứng minh kiến thức và kỹ năng của bạn mà còn giúp bạn xây dựng một hồ sơ làm việc chuyên nghiệp, tăng khả năng được tuyển dụng và thăng tiến trong sự nghiệp.
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về những chứng chỉ tương tự, hãy truy cập Website hoặc Fanpage của chúng tôi để xem các bài giới thiệu.