Kali Linux là gì? Đây là câu hỏi mà bất kỳ ai đang làm việc liên quan đến các hoạt động kiểm thử bảo mật, hacking đều phải biết. Kali Linux là một bản phân phối Linux cho phép người dùng kiểm tra tính bảo mật của máy tính. Đây là hệ điều hành được thiết kế đặc biệt dành cho các chuyên gia bảo mật. Chính vì thế, nếu bạn quan tâm đến hệ điều hành bảo mật mạng, thì đừng nên bỏ qua Kali Linux.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ điều hành Kali Linux và các tính năng chính trong hệ điều hành này nhé!
Kali Linux là gì?
Kali Linux là một bản phân phối Linux dựa trên nền tảng Debian. Offensive Security – một công ty đào tạo bảo mật thông tin hàng đầu đã phát triển và tài trợ cho Kali Linux. Nó kết hợp các công cụ kiểm tra bảo mật và thâm nhập tốt nhất hiện có trong một môi trường hệ điều hành duy nhất.
Kali Linux bao gồm hàng trăm công cụ khác nhau giúp giải quyết nhiệm vụ rộng lớn về bảo mật thông tin cũng như các mục tiêu bảo mật cụ thể hơn, chẳng hạn như:
- Nghiên cứu bảo mật.
- Kiểm tra thâm nhập.
- Kỹ thuật đảo ngược.
- Pháp y máy tính.
Kali Linux cũng có thể được coi là một giải pháp đa nền tảng, thân thiện với người dùng, cung cấp cho các chuyên gia bảo mật thông tin và những người đam mê máy tính một bộ công cụ chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí.
Kali Linux phù hợp với ai?
Tìm hiểu Kali Linux là gì ta thấy hầu hết người dùng Kali Linux sẽ là các chuyên gia, chẳng hạn như:
- Quản trị viên bảo mật: Đây là những người chịu trách nhiệm bảo vệ thông tin và dữ liệu của một tổ chức.
- Quản trị viên mạng: Đây là những người chịu trách nhiệm đảm bảo rằng mạng của tổ chức hoạt động hiệu quả và an toàn. Kali Linux sẽ được sử dụng để xác minh và phát hiện truy cập trái phép.
- CISO/giám đốc an toàn thông tin: Kali Linux sẽ được sử dụng để kiểm tra môi trường nội bộ.
- Kỹ sư kiến trúc mạng: tạo kiến trúc mạng hiệu quả và an toàn.
- Pen tester: Được dùng để kiểm tra môi trường mạng và tiến hành “do thám” trong môi trường doanh nghiệp để xem xét.
- Hacker mũ đen: Những người lợi dụng lỗ hổng để tấn công vào những lỗ hổng đó.
- Hacker mũ trắng: người kiểm tra và phát hiện lỗ hổng. Sau đó chúng được sửa chữa.
- Hacker mũ xám: Họ là những người rơi vào đâu đó giữa Hacker mũ đen và mũ trắng. Họ sử dụng cùng một phương pháp và mục tiêu như đã mô tả ở trên.
- Những người dùng đam mê khám phá máy tính: Bất kỳ ai quan tâm đến mạng máy tính đều có thể tìm hiểu về mạng máy tính, các lỗ hổng và công nghệ thông tin nói chung bằng cách sử dụng Kali Linux.
Có thể thấy, nếu là người dùng thông thường, bạn nên tránh sử dụng Kali Linux. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh nghiệm bảo mật hoặc muốn học Kali Linux bằng cách hack hệ thống của riêng mình, sử dụng chính nó sẽ rất hữu ích!
Công dụng của Kali Linux là gì?
Với rất nhiều công cụ có thể tấn công và “phá hủy” hệ thống phòng thủ an ninh, Kali Linux cực kỳ dễ bị lợi dụng cho mục đích xấu. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng Kali Linux cho các mục đích tích cực như:
- Phân tích và đánh giá lỗ hổng bảo mật.
- Kiểm tra hệ thống an ninh mạng.
- “Phát hiện” những kẻ giả mạo, những truy cập trái phép.
- Sử dụng để kiểm tra các trang web doanh nghiệp, hệ thống và môi trường Internet.
- Tận dụng để làm công cụ khai thác dữ liệu.
- Bạn cũng có thể sử dụng Kali Linux như một công cụ báo cáo dữ liệu…
Các tính năng chính của Kali Linux
Bao gồm hơn 600 công cụ để kiểm tra thâm nhập
Sau khi xem xét từng công cụ, đơn vị tạo ra Kali Linux đã loại bỏ một số lượng lớn các công cụ không hoạt động hoặc trùng lặp với các công cụ khác cung cấp chức năng tương tự hoặc giống nhau. Tuy nhiên, số lượng công cụ có trong Kali Linux vẫn rất lớn.
Hoàn toàn miễn phí
Biết Kali Linux là gì bạn sẽ thấy Kali Linux hoàn toàn miễn phí và sẽ luôn như vậy. Bạn sẽ không bao giờ phải trả tiền để sử dụng Kali Linux.
Git tree mã nguồn mở
Mô hình phát triển mã nguồn mở và Git tree của Kali Linux có sẵn cho tất cả mọi người xem. Tất cả mã nguồn được đưa vào Kali Linux đều có sẵn cho bất kỳ ai muốn chỉnh sửa hoặc xây dựng lại các gói để phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.
Tuân thủ FHS
Kali Linux tuân thủ Filesystem Hierarchy Standard, cho phép người dùng Linux dễ dàng tìm kiếm các tệp nhị phân, tệp hỗ trợ, thư viện, …
Hỗ trợ thiết bị không dây ở trên phạm vi rộng
Vấn đề thường gặp với các bản phân phối Linux là hỗ trợ các giao diện không dây. Tuy nhiên, Kali Linux đã được xây dựng để hỗ trợ nhiều thiết bị không dây nhất có thể, cho phép nó chạy đúng trên nhiều phần cứng và tương thích với nhiều thiết bị USB và không dây khác.
Kernel tùy chỉnh, được vá cho chức năng injection
Với tư cách là người thử nghiệm thâm nhập, nhóm phát triển thường cần phải thực hiện đánh giá mạng không dây, vì vậy kernel đã bao gồm các bản vá injection mới nhất.
Được phát triển trong môi trường an toàn
Thông qua việc tìm hiểu Kali Linux là gì ta nhận ra nhóm phát triển Kali Linux gồm một nhóm nhỏ các cá nhân được tin tưởng để thực hiện các packages và tương tác với repositories, tất cả đều được thực hiện bằng nhiều giao thức an toàn.
Packages và Repositories được ký GPG
Mọi package trong Kali Linux đều được ký bởi từng nhà phát triển xây dựng và tạo lập, và repositories sau đó cũng ký package.
Hỗ trợ đa ngôn ngữ
Mặc dù hầu hết các công cụ tấn công mạng thường được viết bằng tiếng Anh, tuy nhiên, Kali Linux đã đảm bảo rằng hệ điều hành sẽ hỗ trợ đa ngôn ngữ, cho phép nhiều người dùng hoạt động bằng ngôn ngữ bản địa của họ và tìm kiếm các công cụ cần thiết cho công việc.
Hoàn toàn có thể tùy chỉnh
Đơn vị tạo ra Kali Linux hiểu rõ rằng không phải ai cũng đồng ý với các quyết định thiết kế của họ, vì vậy họ đã tạo điều kiện dễ dàng nhất có thể cho những người dùng thích mạo hiểm hơn trong việc tùy chỉnh Kali Linux theo ý thích của mình.
Hỗ trợ ARMEL và ARMHF
Kali Linux có sẵn trên nhiều thiết bị ARM và nó có kho lưu trữ ARM tích hợp cùng với bản phân phối chính, hỗ trợ các công cụ cho ARM được cập nhật đồng bộ với phần còn lại của bản phân phối.
Ưu nhược điểm của hệ điều hành Kali Linux là gì?
Ưu điểm
- Kali Linux có thể sử dụng repository của Debian để giúp cài đặt và cập nhật phần mềm nhanh chóng.
- Kali Linux không ngừng được cải thiện về khả năng tương thích với các loại thiết bị phần cứng như raspberry, điện thoại, server, laptop, cloud,… đảm bảo nó hoàn toàn có thể được cài đặt trên mọi thiết bị.
- Kali Linux hỗ trợ mạng Wifi (không dây) rất tốt, giúp các chuyên gia bảo mật thực hiện những cuộc tấn công và kiểm tra tính bảo mật của hệ thống Wifi.
- Có sẵn các chương trình, tài liệu và công cụ học tập trực tuyến dành cho Kali Linux.
- Tiết kiệm một lượng thời gian đáng kể trong việc thử nghiệm và tấn công mạng.
- Một cộng đồng người dùng lớn giúp bạn dễ dàng tìm kiếm sự trợ giúp khi có vấn đề phát sinh.
- Giao diện đồ họa có khả năng tùy biến cao. Ngoài GNOME mặc định vốn đã khá đẹp, bạn hoàn toàn có thể chọn các desktop khác như KDE hoặc XFCE dựa trên sở thích của mình.
Nhược điểm
Xem phần sau để biết nhược điểm của Kali Linux là gì:
- Kali Linux dễ bị lạm dụng cho các mục đích sai trái.
- Kali Linux nhắm mục tiêu đến các chuyên gia, không phải là những người mới tập sử dụng Linux.
- Các cấu hình bảo mật và các cấu hình khác không có sẵn cho những người dùng bình thường.
- Một số phần mềm cài đặt bên trong có thể hoạt động không chính xác hoặc chậm chạp.
Các câu hỏi liên quan
Tại sao không nên sử dụng Kali Linux như một hệ điều hành?
Kali Linux được xây dựng với quyền root và không bao gồm các cài đặt bảo mật tiêu chuẩn. Nếu bạn không có đầy đủ kiến thức để sử dụng, Kali Linux sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” khiến bạn tự chuốc họa vào thân, thậm chí dính dáng đến pháp luật.
Sử dụng Kali Linux có coi là bất hợp pháp không?
Không. Kali Linux là phần mềm hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, Kali Linux là một công cụ hack. Do đó, cách sử dụng Kali Linux mới gây ra rắc rối.
- Nếu bạn đang sử dụng Kali Linux để kiểm tra hệ thống, bảo mật hoặc nâng cấp ứng dụng thì điều này là hoàn toàn hợp pháp.
- Nếu bạn sử dụng Kali Linux để đột nhập vào một hệ thống để trục lợi, chắc chắn bạn sẽ bị truy tố.
Điều kiện để cài đặt Kali Linux là gì?
Cài đặt Kali Linux là một quá trình đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm là đảm bảo rằng bạn có phần cứng tương thích. Kali Linux chạy trên nền tảng I386, AMD64 và ARM (ARMEL và ARMHF). Các yêu cầu phần cứng tối thiểu để cài Kali Linux như sau:
- Kali Linux yêu cầu ít nhất 20 GB dung lượng đĩa để cài đặt.
- RAM cho kiến trúc I386 và AMD64, tối thiểu 1GB, khuyến nghị từ 2GB trở lên.
- Ổ đĩa CD/DVD/Hỗ trợ khởi động USB/VirtualBox.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã đi tìm hiểu về Kali Linux là gì và những tính năng nổi bật của nó. Có thể thấy, Kali Linux là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một bản phân phối Linux chuyên nghiệp cho việc bảo mật và kiểm tra thâm nhập.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại bình luận bên dưới bài viết để được giải đáp nhé. Hãy tiếp tục truy cập Website hoặc Fanpage của Máy Chủ Sài Gòn để xem thêm những bài viết liên quan.