TDP là gì? Chỉ số TDP hiện là mối quan tâm hàng đầu của người dùng khi lựa chọn CPU, GPU và các thành phần PC khác. Việc quan tâm đến chỉ số TDP giúp bạn xác định mức độ sử dụng năng lượng và hiệu suất của CPU, GPU và các linh kiện khác. Tuy nhiên, nhiều người hiện vẫn chưa hiểu rõ về TDP. Vậy, để giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của TDP, Máy Chủ Sài Gòn đã tổng hợp mọi thông tin và kiến thức về TDP trong bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé!
TDP là gì?
TDP là từ viết tắt của Thermal Design Power có thể được định nghĩa đơn giản là công suất tỏa nhiệt theo thiết kế. Đây là thông số hay chỉ số cho biết nhiệt lượng tối đa tỏa ra khi CPU, GPU và các linh kiện khác hoạt động hết công suất. Xét về mặt ý nghĩa, chỉ số này còn được các chuyên gia gọi là công suất tiêu thụ tối đa.
Máy càng hoạt động thì nhiệt càng sinh ra nhiều. Do đó, đây là một chỉ số cực kỳ quan trọng giúp bạn biết được khi nào nên bảo trì để tăng độ bền và đảm bảo máy tính hoạt động ổn định. Khi chọn một CPU, thông thường những người mới bắt đầu cảm thấy bối rối trước giá trị TDP của CPU.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu tìm hiểu TDP là gì, bạn phải biết bản chất của chỉ số này là nếu nó càng cao thì CPU của bạn càng tiêu tốn nhiều điện năng hơn và bạn sẽ cần những giải pháp giải nhiệt hiệu quả cho máy để tránh gây hư hỏng trong quá trình sử dụng.
Trên thực tế, chỉ số TDP không được đưa ra chính xác cho từng thành phần vì có rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến chỉ số này. Tuy nhiên, thông số này vẫn có thể được sử dụng để ước tính điện năng tiêu thụ.
Nhờ vậy, dù giá trị TDP của CPU có chênh lệch so với thực tế thì đây vẫn là nền tảng để bạn cung cấp nguồn điện ổn định và xây dựng hệ thống tản nhiệt phù hợp cho máy.
Xem thêm:
Tầm quan trọng của của chỉ số TDP là gì?
Mặc dù không có định nghĩa cụ thể và thống nhất cho thông số TDP giữa các nhà sản xuất, nhưng nó vẫn là một con số tham khảo quan trọng. Người dùng có thể lựa chọn tản nhiệt phù hợp khi lắp đặt hệ thống, đồng thời các nhà sản xuất máy tính xách tay có thể thiết kế hệ thống tản nhiệt hợp lý.
Bởi vì, cho dù chính xác hay không, bộ xử lý 125W TDP chắc chắn sẽ tiêu thụ điện năng nhiều hơn đáng kể so với bộ vi xử lý 65W. Tại thời điểm này, một thuật ngữ khác thường được sử dụng trên bộ vi xử lý máy tính xách tay là cTDP, viết tắt của TDP có thể cấu hình, tức là cấu hình TDP. Có ba loại TDP mà bạn sẽ thường xuyên gặp phải. Vậy 3 phân loại đó của TDP là gì?
- Nominal TDP: TDP ở tần số định mức (trên CPU được hiểu là xung nhịp định mức)
- cTDP Down: Do có giới hạn về không gian tản nhiệt trong máy tính xách tay mỏng và nhẹ, tần số có thể được giảm xuống dưới mức định mức để hoạt động mát mẻ hơn, nhưng kết quả là hiệu suất sẽ bị ảnh hưởng.
- cTDP Up: Đối với các thiết bị có đủ không gian làm mát, CPU có thể được cấu hình để chạy ở tốc độ xung nhịp cao hơn.
Đặc điểm của TDP là gì?
Cách thức hoạt động của TDP
CPU
TDP của CPU là thông số cho phép người dùng xác định lượng điện do CPU phát ra hoặc hiệu suất của nó. Vì vậy, TDP là một chỉ số quan trọng đối với máy tính. Có sự khác biệt về TDP của hai loại CPU, bạn sẽ thấy TDP cao có nghĩa là tiêu thụ điện năng cao hơn.
Nếu hiểu rõ TDP là gì, bạn có thể thấy được TDP không phải là một chỉ báo đáng tin cậy về mức tiêu thụ điện năng của thiết bị. Tuy nhiên, bằng cách xem xét TDP của CPU, bạn có thể biết được hiệu suất của nó và xác định một số thông tin liên quan.
Ví dụ, giữa CPU Core i3-10105 với TDP tối đa là 65W và CPU Core i7 11700K có TDP tối đa là 125W, CPU Core i3-10105 với TDP tối đa là 65W sẽ có mức tiêu thụ điện năng thấp hơn, điều này đồng nghĩa với việc hiệu suất của nó cũng sẽ thấp hơn CPU Core i7 11700K có TDP tối đa là 125W.
GPU
Trước khi tìm hiểu kỹ TDP là gì, hầu hết mọi người tin rằng TDP là một chỉ số quan trọng chỉ có trong CPU. Tuy nhiên, GPU (Bộ xử lý đồ họa) cũng có chỉ số TDP. GPU là một thành phần quan trọng trong việc kết xuất hình ảnh chân thực, mượt mà trong game cũng như kết xuất hình ảnh sắc nét trong thiết kế đồ họa 3D.
Vì thế, GPU cũng cần phải được tản nhiệt như CPU. Đó là lý do các nhà sản xuất đã thiết kế bộ làm mát phù hợp với GPU của sản phẩm dựa trên giá trị TDP. Bạn có thể sử dụng thông số TDP để tìm cách tối ưu hóa nhiệt độ cho GPU. Ngoài ra, nếu bạn cần kiểm tra TDP của Card đồ họa, bạn có thể truy cập một số trang web.
Các linh kiện khác
Khi đã hiểu khái niệm TDP là gì, nếu bạn muốn lựa chọn nguồn thích hợp cho việc sử dụng các thành phần đi kèm với những thiết bị khác, bạn có thể cộng hết TDP của cả GPU, CPU và các linh kiện khác lại với nhau. Kết quả, bạn sẽ biết được nguồn thích hợp là gì.
TDP liên quan đến mức điện năng tiêu thụ
TDP liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ điện năng. Bạn có thể sử dụng TDP để ước tính lượng điện năng mà CPU sẽ tiêu thụ. Ví dụ, một CPU có TDP 50W đương nhiên sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn một CPU có TDP lên đến 120W. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này không phản ánh chính xác lượng điện năng tiêu thụ của một CPU.
Ngoài ra, TDP rất hiếm khi đạt đỉnh trong các trường hợp sử dụng cho các tác vụ thông thường. Vì thế sau khi tìm hiểu TDP là gì, bạn sẽ không cần quá lo lắng về mức tiêu thụ điện năng cho các tác vụ thông thường.
Tầm quan trọng của chỉ số TDP trong quá trình nâng cấp linh kiện
Như chúng ta đã biết, nếu TDP càng cao, bộ cấp nguồn (PSU) theo yêu cầu của người dùng sẽ càng lớn. Để tránh các sự cố không mong muốn, trong quá trình nâng cấp linh kiện, bạn hãy đảm bảo rằng hệ thống làm mát hiện tại của bạn đáp ứng đủ các yêu cầu của thiết bị.
Mời bạn xem ví dụ sau để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của chỉ số TDP là gì:
Nếu bạn muốn nâng cấp các thành phần trong máy tính đã có sẵn card màn hình mạnh, chẳng hạn như GTX 1060 3GB với TDP tối đa là 120W lên RTX 3060 với TDP tối đa là 170W, bạn phải thay đổi bộ nguồn và đảm bảo hệ thống làm mát cũng được nâng cấp. Điều này sẽ giúp cho máy tính của bạn hoạt động ổn định và tốt hơn.
Tại sao phải quan tâm đến chỉ số TDP?
Khi bạn hiểu TDP là gì, bạn sẽ đánh giá cao những thông tin chi tiết về TDP này. Hãy nhớ rằng, mặc dù phổ biến, TDP chỉ đơn thuần là một hướng dẫn kỹ thuật, không phải là thước đo chính xác về mức tiêu thụ điện năng hoặc hiệu suất.
TDP của một phần cứng có thể cho bạn biết loại hiệu suất mong đợi. Xếp hạng TDP cũng có thể được sử dụng để đánh giá bộ xử lý di động. Bạn có thể so sánh xếp hạng TDP với tốc độ xung nhịp của bộ xử lý để xem bộ xử lý tiêu thụ bao nhiêu điện năng liên quan đến khả năng xử lý của nó và mức độ ảnh hưởng của nó đến tuổi thọ pin của thiết bị di động.
Nếu bạn hiểu mối quan hệ giữa TDP và hiệu suất bộ xử lý, bạn có thể dự đoán thời lượng pin sẽ kéo dài và lập kế hoạch cho quy trình làm việc của bạn cho phù hợp.
Cách tính TDP là gì?
Để tính được TDP, một số yếu tố phải được xem xét trong trường hợp này. Đầu tiên là nhiệt độ tối đa mà bộ xử lý có thể đạt được, nhiệt độ phòng và nhiệt độ tối thiểu trên mỗi Watt phải tiêu tán. Ba yếu tố không chỉ của bộ xử lý hoặc GPU, mà còn của bộ làm mát sẽ cung cấp cho chúng ta chính xác chỉ số TDP.
Phép tính TDP được thể hiện như sau:
TDP (Watts) = (tCase (°C) – tAmbient (°C)) / (HSF Θca)
Biết được công thức tính TDP là gì, bạn sẽ phải tìm ra các chỉ số sau để hoàn thành phép tính:
- tCase (° C): Nhiệt độ tối đa có thể xảy ra giữa điểm nối bên trong của IHS và DIE của bộ xử lý để đạt được hiệu suất danh nghĩa. Nó mô tả sự truyền nhiệt giữa silicon và lớp phủ kim loại của nó. Dây dẫn nhiệt càng tốt thì hiệu quả truyền nhiệt và tản nhiệt càng tốt.
- tAmbient (°C): Thông số này chỉ định nhiệt độ môi trường tối đa cần thiết để quạt tản nhiệt hoạt động bình thường.
- HSF-ca (°C/W): Thông số cuối cùng này là nhiệt độ tối thiểu cho mỗi Watt trong bộ tản nhiệt để bộ xử lý hoạt động ở hiệu suất cao nhất. Yếu tố này càng cao thì TDP càng thấp và yêu cầu tản nhiệt càng nhỏ.
Đây là công thức tính TDP cho những ai thắc mắc về “cách tính TDP là gì?” Tuy nhiên, như đã thấy, phép tính này là một phép tính khá phức tạp với nhiều người, nó đòi hỏi bạn cần biết nhiều chỉ số.
Câu hỏi thường gặp
Có thể dựa vào TDP để chọn bộ tản nhiệt và nguồn không?
Như đã nói ở trên, tuy giá trị TDP có chênh lệch so với thực tế những chỉ số này vẫn là nền tảng để bạn xây dựng hệ thống tản nhiệt phù hợp và cung cấp nguồn điện ổn định cho máy.
Trong trường hợp bạn không thường xuyên sử dụng máy với công suất lớn, không chơi game nhiều hoặc thay đổi hệ thống, bạn có thể chỉ cần sử dụng quạt tản nhiệt trên CPU. Ngược lại, nếu bạn là một game thủ chuyên nghiệp hoặc thường xuyên chơi game, bạn sẽ cần máy có công suất lớn. Vì vậy, bạn sẽ cần một hệ thống làm mát tốt hơn.
Có thể thấy sau khi tìm hiểu về TDP là gì, có một điều chắc chắn rằng giá trị TDP là chỉ số không chính xác tuyệt đối về mức tiêu thụ điện năng cũng như hiệu suất của máy. Tuy nhiên, nó là một chỉ số giúp bạn biết những gì bạn có thể mong đợi từ hiệu suất làm việc của máy.
TDP của mỗi bộ xử lý trong mỗi dòng sẽ khác nhau khi kết hợp với tốc độ xung nhịp của bộ vi xử lý. Nhờ TDP, bạn có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp để đảm bảo hiệu quả công việc đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy tính.
Chỉ số TDP được áp dụng cho những thành phần nào?
TDP là một thông số áp dụng cho các chip chạy bằng nguồn điện. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ bắt gặp thông tin TDP khi nhìn vào máy tính, các thành phần máy tính và các thiết bị tương tự khác.
Nếu bạn đã đọc kỹ định nghĩa TDP là gì và hiểu được tầm quan trọng của nó, bạn sẽ thấy TDP là một thông số kỹ thuật quan trọng đối với CPU, GPU, card đồ họa, SOC, chipset (bao gồm cả chipset bo mạch chủ).
Chỉ số TDP cao có tốt không?
Một con CPU có TDP cao có nghĩa là nó tạo ra nhiều nhiệt. Bạn có thể nghĩ nhiều nhiệt hơn đồng nghĩa với xấu. Nó không chỉ yêu cầu làm mát tốt hơn mà còn có khả năng là CPU tiêu thụ nhiều năng lượng điện hơn. Tuy nhiên, tỏa ra nhiều nhiệt hơn và sử dụng nhiều điện năng hơn có thể cho thấy CPU nhanh hơn và hoạt động tốt hơn các CPU có xếp hạng TDP thấp hơn. Nếu bạn hiểu TDP là gì và đang tìm kiếm CPU nhanh và mạnh, CPU có TDP cao sẽ không thể là rào cản để bạn quyết định có mua hay không.
Bên cạnh đó, hãy tìm CPU có TDP thấp hơn nếu bạn quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng điện mà không ngại hy sinh hiệu suất. Hơn nữa, hiện nay các bộ vi xử lý, GPU mới hơn, hay card màn hình mới… cũng đã cung cấp tốc độ cao hơn trong khi sử dụng TDP thấp hơn so với phần cứng cũ.
Điều này là do các công nghệ mới hơn cho phép các nhà sản xuất tạo ra chip, linh kiện máy tính với bóng bán dẫn nhỏ hơn và bóng bán dẫn nhỏ hơn thì tạo ra ít nhiệt hơn. Nói một cách đơn giản, chip mới hơn nhanh hơn và tỏa nhiệt ít hơn so với các thế hệ chip trước.
Lời kết
Nếu đã hiểu TDP là gì, bạn sẽ dễ dàng hiểu vì sao TDP lại quan trọng đến vậy. Trên đây là toàn bộ kiến thức về chỉ số TDP, hy vọng bạn đã hiểu hơn về nó khi đã đọc hết bài viết trên. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy để lại câu hỏi ở dưới phần bình luận cho chúng tôi nhé. Nếu bạn có nhu cầu mua sắm CPU, GPU hay một số linh kiện khác, hãy liên hệ với Máy Chủ Sài Gòn qua Hotline: 0976.638.715 hoặc Email: kinhdoanh@maychusaigon.vn để được tư vấn, báo giá, hỗ trợ nhanh và chi tiết nhất.