WHMCS là gì? WHMCS hiện đang được coi là một trong những công cụ quản lý toàn diện nhất cho các nhà cung cấp dịch vụ máy chủ, dịch vụ lưu trữ, phần mềm và tên miền. Tại sao người dùng lại yêu thích và tin tưởng WHMCS đến vậy? Hãy cùng Máy Chủ Sài Gòn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
WHMCS là gì?
WHMCS (Web Hosting Management Complete Solution) là một phần mềm được sử dụng để quản lý khách hàng (CRM) và các sản phẩm/dịch vụ trong lĩnh vực lưu trữ web, chẳng hạn như Hosting, Domain, VPS, Server,…
WHMCS được thiết kế để trở thành giải pháp một cửa, cung cấp khả năng thanh toán định kỳ, quản lý khách hàng và các công cụ hỗ trợ tích hợp trong một nền tảng tập trung duy nhất giúp các công việc hàng ngày nhanh hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Gói dịch vụ của WHMCS:
- Plus: 18,95 $/tháng với tối đa 250 khách hàng.
- Pro: 29,95 $/tháng với tối đa 500 khách hàng.
- Business: từ 1000 khách hàng với giá 44,95 $/tháng đến số lượng không giới hạn với mức 1.299,95 $/tháng.
Mô-đun WHMCS
Mô-đun WHMCS là một phần bổ trợ của bên thứ ba có thể được tích hợp vào WHMCS để nâng cao chức năng của bảng điều khiển hoặc để tích hợp với một dịch vụ khác. Mô-đun WHMCS được xem là một cách tuyệt vời để bổ sung các chức năng mở rộng cho bảng điều khiển.
Lựa chọn thay thế cho WHMCS là gì?
Khi nói đến quản lý máy chủ lưu trữ Web, WHMCS không phải là phần mềm duy nhất trong mảng này. Ngoài WHMCS, Blesta và Clientexec cũng là hai công cụ khá phổ biến. Các tùy chọn này cũng đáng để bạn xem xét, nhưng hãy đảm bảo rằng ứng dụng cụ thể mà bạn muốn tự động hóa có mô-đun cho bảng điều khiển mà bạn muốn sử dụng không.
Đối tượng sử dụng WHMCS
WHMCS là phần mềm được sử dụng rộng rãi trong thời đại ngày nay, đặc biệt là khi công nghệ kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng. Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ như Hosting, tên miền, VPS, Email Server,… cho khách hàng, WHMCS là một hệ thống bắt buộc phải có. Chúng cho phép bạn quản lý tập trung tất cả thông tin và yêu cầu của khách hàng trong một tệp, cũng như gửi email chăm sóc khách hàng và tạo hóa đơn tự động nhanh hơn…
Các tính năng của WHMCS là gì?
Hệ thống WHMCS là một hệ thống quản lý Web Hosting của khách hàng bao gồm tất cả các tính năng cần thiết nhất. Mục tiêu chính của nó là cung cấp hệ thống “giỏ hàng” cho các công ty Web Hosting. Hệ thống này sẽ được tích hợp với trang Web của họ. Khách truy cập có thể mua các dịch vụ Web Hosting này từ đó.
WHMCS không giống như các giỏ hàng truyền thống, nó tích hợp một loạt các Server Hosting và các ứng dụng liên quan. Do đó, khi khách hàng mua dịch vụ, WHMCS sẽ nhận tiền thanh toán và tạo tài khoản người dùng để khách hàng quản lý. Sau đó Server sẽ tự động cung cấp tài khoản Web Hosting.
Khi tìm hiểu về WHMCS là gì, ta nhận thấy quá trình này có thể tiết kiệm cho các nhà cung cấp dịch vụ nhiều giờ lao động thủ công. Bên cạnh đó, đơn giản hóa việc onboarding của khách hàng. WHMCS bao gồm tất cả các công cụ cần thiết để tạo và quản lý khách hàng tiêu biểu như:
- Khả năng tự động hóa của WHMCS.
- Hệ thống quản lý thông minh.
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
- Báo cáo
- Quản lý thanh toán đơn giản và thuận tiện.
- Quản lý gian lận.
- Quản trị đơn hàng.
- Đăng ký Domain chuyên nghiệp/quản lý Hosting.
- Sao lưu an toàn dữ liệu của bạn.
WHMCS không chỉ để thiết lập tài khoản cPanel. Bạn sẽ biết nó cũng có thể được sử dụng để thiết lập cấp phép tự động trên nhờ biết WHMCS là gì:
- Tài khoản VPN
- Máy chủ của trò chơi
- VPS Hosting
- Tên miền
- Tài khoản Email…
Tự động hóa
Nhiều tác vụ phổ biến của một công ty lưu trữ Web và công ty đăng ký tên miền có thể được tự động hóa với WHMCS. Các tính năng phổ biến bao gồm:
- Tài khoản lưu trữ được cấp phép tự động.
- Tự động tạo hóa đơn cho khách hàng và gửi qua email cho họ.
- Khi hóa đơn được thanh toán hoặc đơn đặt hàng được chấp nhận, tự động đăng ký tên miền với nhà cung cấp.
- Khách hàng có thể nâng cấp và hạ cấp dịch vụ khi cần thiết khi biết rõ về WHMCS là gì.
Quản lý Domain và Hosting chuyên nghiệp
Khách hàng có thể truy cập giao diện tích hợp toàn diện của các dịch vụ như DNS, Hosting, Domain… thông qua giao diện WHMCS. Với những đặc điểm cụ thể như:
- Thực hiện đăng ký tên miền mới.
- Chuyển miền.
- Thay đổi thiết lập DNS.
- Mật khẩu có thể được thay đổi nhanh chóng.
- Các dịch vụ quản lý cơ sở dữ liệu, mua hàng và thanh toán đều có sẵn.
Thanh toán đơn giản, tiện lợi
WHMCS có thể hỗ trợ bạn tùy chỉnh tần suất bạn đặt chu kỳ thanh toán (tháng, năm). Nếu bạn tìm hiểu kỹ WHMCS là gì bạn sẽ thấy được khi sắp hết thời gian sử dụng dịch vụ, một Email sẽ tự động thông báo cho khách hàng (cùng với hóa đơn ở định dạng PDF). Hóa đơn sẽ được đánh dấu là đã thanh toán khi việc thanh toán đã hoàn tất. Ngoài ra, khách hàng sẽ nhận được Email xác nhận thanh toán tự động. Hơn nữa, với nhiều tiện ích tích hợp, WHMCS hỗ trợ bạn cung cấp mã giảm giá và báo giá cho khách hàng đối với từng loại hình dịch vụ.
Sao lưu dữ liệu an toàn
Đây được cho là tính năng quan trọng nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ cung cấp. Nhà cung cấp có thể dễ dàng sao lưu dữ liệu từ trang Web của khách hàng đã đăng ký dịch vụ bằng hệ thống WHMCS. Hơn nữa, WHMCS cho phép bạn bán sản phẩm/dịch vụ trên nền tảng này.
Cách cấu hình WHMCS là gì?
Có thể nói việc cấu hình hệ thống WHMCS là khá đơn giản. WHMCS có thể được sử dụng theo những cách sau:
Bước 1: Hãy mua license cho WHMCS trên trang web. Khách hàng có thể lựa chọn các gói dựa trên số lượng khách hàng mong đợi. Đừng quá lo lắng nếu không biết nên chọn gói nào vì tất cả các gói đều có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai.
Bước 2: Mua máy chủ và cài đặt WHMCS theo hướng dẫn. Sử dụng máy chủ cPanel/WHM sẽ đơn giản hóa việc cài đặt WHMCS. Nếu Softaculous khả dụng, nó cũng có thể được sử dụng.
Bước 3: Sau khi hoàn thành cài đặt, chúng ta tiến hành bước cấu hình phần mềm. Quá trình này đòi hỏi phải thiết lập bảng thiết kế, tạo ra sản phẩm,…
Bước 4: Cài đặt và kích hoạt WHMCS trên trang web của bạn để sử dụng.
Lời kết
Trên đây là thông tin về WHMCS là gì cũng như hướng dẫn sử dụng công cụ này. Sau khi đọc bài viết, chúng tôi chúc bạn sử dụng hiệu quả phần mềm WHMCS. Mọi thắc mắc vui lòng để lại ở phần bình luận bên dưới để Máy Chủ Sài Gòn giải đáp. Hẹn gặp lại trong những bài viết tới của chúng tôi nhé!