SSL là gì? là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi sử dụng Internet. Với sự phát triển của công nghệ và xu hướng mua sắm, thanh toán trực tuyến, việc bảo vệ thông tin trực tuyến là rất quan trọng. SSL là một trong những tiêu chuẩn công nghệ bảo mật phổ biến nhất trên Internet, được sử dụng để bảo vệ thông tin cá nhân và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu truyền tải.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về SSL, tầm quan trọng và lợi ích của nó nhé!
SSL là gì?
SSL hay được viết đầy đủ là “Secure Sockets Layer”, nó là một giao thức bảo mật, truyền thông mã hóa quan trọng giữa máy chủ Web và trình duyệt web. Tiêu chuẩn SSL có nhiệm vụ đảm bảo rằng mọi dữ liệu được truyền giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng là hoàn toàn riêng tư và toàn vẹn. SSL hiện nay là một tiêu chuẩn bảo mật được sử dụng rộng rãi cho hàng triệu trang web ở trên toàn thế giới. Nó có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho dữ liệu được truyền qua Internet.
Mặt khác, nếu bạn đã từng truy cập một trang web có https:// trong thanh địa chỉ, thì bạn đã thiết lập kết nối an toàn qua giao thức SSL. Chứng chỉ SSL đã được cài đặt trên website của doanh nghiệp sẽ giúp các khách hàng xác định tính xác thực cũng như độ tin cậy của website khi họ truy cập, đồng thời, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng đều được mã hóa, tránh khả năng bị xâm phạm.
Các thuật ngữ thường gặp
Domain Validation (DV SSL)
DV SSL là gì? Domain Name – Website được xác thực bằng Domain Validation (DV SSL). Khi một trang web sử dụng DV SSL, tên miền được xác thực và trao đổi dữ liệu được mã hóa an toàn.
>> Xem thêm: Domain là gì?
Organization Validation (OV SSL)
Đây là chứng chỉ số SSL xác thực trang web và xác thực công ty sở hữu nó.
Extended Validation (EV SSL)
Extended Validation (EV SSL) chứng minh cho khách hàng của bạn rằng trang web của bạn đang sử dụng chứng chỉ số SSL bảo mật cao nhất cũng như được rà soát pháp lý kỹ càng.
Subject Alternative Names (SANs SSL)
Nhiều tên miền được kết hợp trong một chứng chỉ số duy nhất:
- Chứng chỉ số SSL tiêu chuẩn chỉ bảo vệ một tên miền đã được xác minh. Để bảo đảm cho nhiều tên miền con, lựa chọn thêm SANs chỉ với chứng thư duy nhất. Người dùng được hưởng lợi từ SANs vì chúng giúp cài đặt, sử dụng và quản lý chứng chỉ kỹ thuật số SSL dễ dàng hơn. Hơn nữa, SANs an toàn hơn Wildcard SSL, đáp ứng các yêu cầu bảo mật máy chủ chính xác trong khi giảm tổng chi phí triển khai SSL cho tất cả các miền và máy chủ cần thiết.
- Chứng chỉ SSL SANs có khả năng tích hợp với mọi chứng chỉ số SSL của GlobalSign, cụ thể: Organization Validation (OV SSL), Domain Validation (DV SSL) và Extended Validation (EV SSL).
Wildcard SSL Certificate (Wildcard SSL)
Wildcard SSL là gì? Đây là sự lựa chọn tuyệt vời cho các cổng thương mại điện tử. Mỗi e-store tương ứng với một subdomain được chia sẻ trên một hoặc nhiều địa chỉ IP. Khi đó, để triển khai giải pháp bảo mật cho các giao dịch trực tuyến (đặt hàng, đăng ký & đăng nhập tài khoản, thanh toán,…) bằng SSL, chúng ta có thể sử dụng duy nhất một chứng thư số Wildcard cho tên miền chính của website cũng như tất cả subdomain.
Vì sao nên sử dụng SSL?
Luôn có những lỗ hổng bảo mật để hacker khai thác khi bạn đăng ký tên miền để sử dụng các dịch vụ website, email…. Vì vậy, SSL sẽ giữ nhiệm vụ bảo vệ trang web và khách hàng của bạn.
- Giữ an toàn cho dữ liệu: tin tặc không thể thay đổi dữ liệu.
- Bảo mật cho dữ liệu: dữ liệu được mã hóa và chỉ có thể được giải mã bởi người nhận thực sự.
- Chống chối bỏ: có nghĩa là đối tượng gửi dữ liệu không thể chối bỏ dữ liệu của mình.
SSL chỉ được cung cấp bởi các tổ chức phát hành chứng chỉ (CA) có uy tín trên toàn thế giới sau khi xác minh thông tin của người đăng ký rất kỹ lưỡng, mang lại mức độ tin cậy cao đối với người dùng Internet và tạo ra giá trị cho các trang web và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Tầm quan trọng của SSL là gì?
Mã hóa thông tin nhạy cảm
SSL mã hóa thông tin nhạy cảm được gửi qua Internet để chỉ những người nhận thực sự mới có thể giải mã và hiểu được thông tin đó.
Khi bạn gửi dữ liệu qua Internet, nó sẽ được truyền từ máy tính này sang máy tính khác rồi đến máy chủ đích. Vì nó không được mã hóa bằng SSL nên bất kỳ máy tính nào giữa bạn và máy chủ đều có thể xem tên tài khoản và mật khẩu cũng như các thông tin nhạy cảm liên quan của bạn.
Khi chứng chỉ SSL được sử dụng, các thông tin trên sẽ không thể đọc được đối với tất cả trừ máy chủ mà nó đang được gửi tới. Do đó, tin tặc và kẻ trộm không thể đọc hoặc đánh cắp dữ liệu.
Cung cấp tính xác thực
Chứng chỉ số SSL cũng cung cấp xác thực ngoài việc mã hóa dữ liệu. Điều này đảm bảo rằng bạn đang gửi thông tin đến đúng máy chủ chứ không phải đến một kẻ mạo danh đang cố lấy cắp thông tin của bạn.
Tìm hiểu SSL là gì ta thấy nhà cung cấp SSL đáng tin cậy sẽ chỉ cấp chứng nhận SSL cho một công ty sau khi công ty đó đã vượt qua một loạt kiểm tra danh tính. Một số chứng chỉ SSL, chẳng hạn như EV SSL Certificates, yêu cầu xác minh nhiều hơn những chứng chỉ khác.
Để so sánh các nhà cung cấp SSL, hãy sử dụng SSL Wizard, có sẵn trong hầu hết các trình duyệt web. Trình duyệt web sẽ tạo xác nhận rằng nhà cung cấp SSL đang thực hiện các hành động cụ thể, hành động này sẽ được bên thứ ba xác minh bằng tiêu chuẩn như WebTrust.
Cung cấp sự tin cậy
Các trình duyệt web sẽ hiển thị biểu tượng khóa hoặc thanh màu xanh lá cây để cảnh báo người dùng rằng kết nối của họ an toàn. Nhờ đó, khách hàng sẽ có niềm tin hơn với website, tăng khả năng mua hàng và gắn bó với website. Nhà cung cấp SSL cũng sẽ cung cấp một dấu hiệu tin cậy để tăng sự tin tưởng của khách hàng.
Chống mạo danh
HTTPS cũng hỗ trợ ngăn chặn các cuộc tấn công lừa đảo. Email lừa đảo là email được gửi bởi một tên tội phạm đang cố mạo danh trang web của bạn. Email này thường chứa liên kết đến trang web của tội phạm hoặc thực hiện tấn công Man-in-the-middle trên tên miền của trang web.
Tuy nhiên, khi biết SSL là gì hãy nhớ vì kẻ nghe lén hoặc tin tặc thường khó có được chứng chỉ số SSL nên nếu trang web có SSL, chúng không thể mạo danh trang web một cách hoàn hảo và người dùng ít có khả năng bị lừa đảo hơn.
Được yêu cầu cho PCI Compliance
Để chấp nhận thông tin thẻ tín dụng trên trang web của mình, bạn phải vượt qua các bước kiểm tra để chứng minh rằng bạn tuân thủ các tiêu chuẩn của Payment Card Industry, PCI. Một trong những điều kiện tiên quyết này là việc sử dụng chứng chỉ SSL.
Tốt cho SEO
Google đã thông báo rằng HTTPS sẽ được sử dụng để xếp hạng các trang web. Điều này có nghĩa là khi cung cấp kết quả tìm kiếm, trang web có SSL sẽ được ưu tiên hơn trang web cùng loại nhưng không có SSL.
Lợi ích khi sử dụng SSL là gì?
- Xác thực trang web, cũng như các giao dịch.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu và độ uy tín của công ty.
- Các giao dịch của khách hàng và doanh nghiệp được bảo mật và có sẵn các dịch vụ truy cập hệ thống.
- Webmail và các ứng dụng như Exchange, Outlook Web Access và Office Communication Server được bảo mật.
- Bảo vệ các ứng dụng điện toán đám mây hoặc các ứng dụng ảo hóa như Citrix Delivery Platform.
- Bảo vệ dịch vụ FTP an toàn.
- Bảo vệ truy cập control panel an toàn.
- Bảo vệ an toàn dịch vụ truyền dữ liệu trong file sharing, mạng nội bộ, Extranet.
- Bảo vệ Citrix Access Gateway, VPN Access Servers,…
- Những website không được xác thực và bảo mật luôn dễ bị xâm nhập dữ liệu dẫn đến khách hàng mất lòng tin vào dịch vụ nên SSL sẽ khắc phục điều đó.
Cách để trình duyệt kiểm tra một SSL có thực hay không?
Khi trang web gửi một chứng chỉ số SSL đến trình duyệt, trình duyệt sẽ gửi chứng chỉ này đến máy chủ lưu trữ các chứng chỉ số đã được phê duyệt từ trước. Các máy chủ này được điều hành bởi các công ty có uy tín như GlobalSign và VeriSign.
Về mặt kỹ thuật, SSL sử dụng mã hóa công khai. Kỹ thuật này hỗ trợ trang web và trình duyệt tự thỏa thuận về một bộ khóa để sử dụng trong quá trình trao đổi thông tin sau đó.
Bộ khóa sẽ thay đổi theo từng giao dịch và không ai có thể giải mã được kể cả với dữ liệu từ máy chủ lưu trữ chứng chỉ số nói trên.
Cách cài đặt SSL là gì?
Bước 1: Trước khi cài đặt chứng chỉ số SSL cho website bạn cần cấu hình địa chỉ IP riêng cho máy chủ
Bước 2: Mua chứng chỉ SSL từ một đơn vị uy tín
Bước 3: Kích hoạt chứng chỉ số SSL
- Chọn Generate an SSL certificate and Signing Request từ mục quản trị SSL/TLS. Sau đó, bạn hãy điền đầy đủ vào biểu mẫu.
- Nhập tên miền của bạn vào hộp “Host to make cert for” và bạn có thể để trống phần Contact email.
- Sao chép khối text đầu tiên. Bạn phải sử dụng CSR này để cung cấp cho tổ chức phát hành chứng chỉ số SSL để họ xác minh danh tính của bạn.
- Sao chép và dán CSR của bạn vào các khung thích hợp. Nó sẽ yêu cầu một email phê duyệt từ bạn. Làm theo các bước và sau khi hoàn thành, tệp.crt sẽ được gửi đến địa chỉ email của bạn.
Bước 4: Thiết lập chứng chỉ SSL cho trang web của bạn
Sau khi bạn có chứng chỉ số SSL, chỉ cần sao chép và dán chứng chỉ đó vào bảng điều khiển web host. Tiếp theo, Install an SSL Certificate từ menu SSL/TLS nếu bạn đang sử dụng WHM.Cpanel. Sao chép và dán vào ô đầu tiên, sau đó nhấp vào Submit. Bây giờ bạn có thể thử truy cập trang web của mình qua https://www.domain.com.
Bước 5: Thiết lập trang web
Công cụ kiểm tra SSL là gì?
Với một số bước đơn giản, hiện nay bạn hoàn toàn có thể xác định xem SSL có được trình duyệt cài đặt chính xác và tin cậy hay không. Các công cụ này cũng cung cấp một số thông tin sau: Domain sử dụng SSL, thời hạn còn lại cũng như loại SSL, SSL đã được cài đặt chính xác và đầy đủ các mã CA hay chưa. Chỉ cần nhập tên miền bằng SSL và nhấp vào nút kiểm tra.
Lời kết
Như vậy, thông qua bài viết này, chúng ta đã biết được những thông tin cơ bản về SSL là gì và tầm quan trọng của nó trong việc truyền tải dữ liệu trên môi trường Internet. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về SSL và cách sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày của mình, hãy xem thêm những bài viết liên quan của Máy Chủ Sài Gòn tại Website hoặc Fanpage nhé!