OpenSSH là gì? Trong thế giới số ngày nay, việc truyền tải dữ liệu qua mạng là một phần quan trọng của cuộc sống và công việc của chúng ta. Tuy nhiên, vấn đề bảo mật dữ liệu luôn đặt ra một thách thức lớn. Đó là lý do tại sao OpenSSH đã trở thành một công cụ quan trọng cho việc thiết lập kết nối an toàn và mã hóa dữ liệu qua mạng. Nhưng bạn có thực sự hiểu rõ về OpenSSH chưa?
Nếu câu trả lời là chưa, hãy xem bài viết dưới đây để có cái nhìn cụ thể hơn về OpenSSH nhé!
Nội Dung Bài Viết
OpenSSH là gì?
OpenSSH là một chương trình phần mềm mã nguồn mở sử dụng Secure Shell (SSH) để mã hóa (encrypt) các giao dịch giữa các host với nhau. Nó là một giải pháp thay thế an toàn hơn cho các chương trình kết nối như Telnet, rsh, rlogin,… Vì nó luôn mã hóa (encrypt) tất cả các giao dịch và che giấu, ẩn đi tên username và password đối với các phiên đăng nhập từ xa.
Sau khi kết thúc phiên đăng nhập, nó sẽ tiếp tục mã hóa (encrypt) toàn bộ dữ liệu giao dịch giữa hai host. Dự án OpenSSH được tạo ra dựa trên dự án Open BSD. Nó nhằm cải thiện tính bảo mật và ngăn chặn sự phá hoại của tin tặc bằng cách sử dụng các thuật toán mã hóa mạnh.
Mặc dù nó được thiết kế và phát triển bởi nền tảng OpenBSD, nhưng nó cũng tương thích và có thể chạy trên phần lớn các hệ điều hành thuộc dòng Unix, bao gồm: Linux, AIX, HP-UX, Irix, MacOS X, SCO, Cygwin, SNI/Reliant Unix, Digital Unix/Tru64/OSF, NeXT cũng như Solaris.
OpenSSH không phải là một chương trình. Nó là tập hợp các chương trình kết nối an toàn:
- OpenSSH Client (SSH): được sử dụng để đăng nhập từ xa. Mỗi phiên đăng nhập được bảo vệ bởi mức độ bảo mật và mã hóa (encrypt) cao. Nó là một sự thay thế an toàn cho: rlogin và telnet – những thứ đã được chứng minh là lỗi thời và không an toàn.
- Secure Copy Program (SCP): Chương trình này được sử dụng để sao chép tệp từ xa, bao gồm sao chép tệp từ các host khác nhau trên Internet. Nó hỗ trợ username cũng như password.
- Secure File Transfer Program (SFTP): Chương trình này được sử dụng để phục vụ những yêu cầu FTP một cách cực kỳ an toàn.
- OpenSSH Deadmon (SHHD): Trên các hệ thống Unix, định cấu hình OpenSSH để chạy dưới dạng daemon.
Sự khác biệt giữa SSH và OpenSSH là gì?
SSH (Secure Shell): SSH là một giao thức mạng bảo mật được sử dụng để mã hóa dữ liệu và thiết lập kết nối an toàn giữa hai máy tính từ xa. Nó cho phép người dùng truy cập và điều khiển từ xa vào máy tính hoặc host thông qua một giao diện dòng lệnh hoặc giao diện đồ họa.
>> Xem thêm: SSH là gì?
OpenSSH: OpenSSH là một phần mềm mã nguồn mở được phát triển và triển khai dựa trên giao thức SSH. Nó cung cấp các công cụ và thư viện cho phép thiết lập kết nối SSH an toàn và truyền tải dữ liệu qua mạng.
Tóm lại, SSH là một giao thức mạng bảo mật tổng quát, trong khi OpenSSH là một phần mềm cụ thể được sử dụng để triển khai và thực hiện giao thức SSH. OpenSSH là một trong những triển khai SSH phổ biến nhất, nó cung cấp các công cụ như ssh (Secure Shell) và scp (Secure Copy) để người dùng có thể kết nối và truyền tải dữ liệu an toàn qua mạng.
Những tính năng đặc biệt của OpenSSH
Khả năng mã hóa cao
Điều này là do nó sử dụng chuẩn mã hóa 3 DES và Blowfish. Cả 2 chuẩn mã hóa này đều được cung cấp miễn phí và được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mã hóa xác thực theo thời gian được cung cấp bởi 3DES còn Blowfish hỗ trợ mã hóa nhanh hơn. Cả hai tiêu chuẩn này cũng giống như các tiêu chuẩn mã hóa khác, cho phép bạn mã hóa dữ liệu trước khi dữ liệu được truyền đi một cách an toàn.
Xác thực mạnh
Biết phần mềm OpenSSH là gì ta thấy thông qua việc sử dụng các khóa công khai, OTP và cơ chế Kerberos bảo vệ chống lại các lỗ hổng xác thực bằng cách khai thác và sử dụng các kỹ thuật như: DNS Spoof, IP Spoof, Fake Router… Phần mềm OpenSSH sử dụng bốn phương thức xác thực bao gồm:
- Chỉ hỗ trợ chứng thực thực Public Key.
- Sử dụng Public Key kết hợp với .rhost để chứng thực host.
- Chứng thực dựa trên OPTs kết hợp với s/key.
- Chứng thực dựa trên Kerberos.
Mã hóa giao thức X11 để sử dụng X Window
Mã hóa dữ liệu giữa hai host trong khi sử dụng X Window. Được sử dụng để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công xterm từ xa như Spoofing, Hijacking…
Mã hóa cho quá trình chuyển đổi cổng (Port Forwarding)
Cho phép thực hiện quá trình chuyển đổi cổng TCP/IP sang hệ thống khác thông qua một kênh được mã hóa. Nó được sử dụng cho những giao thức Internet chuẩn không hỗ trợ mã hóa dữ liệu khi truyền, chẳng hạn như SMTP, FTP, POP, Telnet,…
Đại diện chuyển tiếp cho các đăng nhập vào mạng đơn
Hiểu OpenSSH là gì hãy chú ý khóa xác thực của người dùng có thể và thường được lưu trên PC của họ, khóa này có thể hoạt động như một tác nhân xác thực. Khi người dùng hệ thống kết nối từ một hệ thống mạng khác. Tác nhân xác thực này sẽ nhận được kết nối của họ. Nó cho phép người dùng có được quyền truy cập an toàn vào hệ thống của bạn từ bất kỳ hệ thống nào.
Nén dữ liệu
Cho phép bạn nén dữ liệu một cách an toàn. Nó cực kỳ hữu ích trên các mạng tải chậm.
Chứng thực chung cho cả Kerberos và Andrew File System
Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng Ticket. Những người dùng Kerberos và AFS sẽ được cấp một mật khẩu chung để sử dụng và truy cập hai dịch vụ trên trong một khoảng thời gian nhất định.
Cách thức hoạt động của OpenSSH
Thiết lập kết nối an toàn
Quá trình bắt đầu bằng việc thiết lập kết nối giữa 2 host sử dụng giao thức SSH. Người dùng sẽ xác thực bằng cách cung cấp thông tin đăng nhập (tên người dùng và mật khẩu) hoặc sử dụng cặp khóa công khai và riêng tư. OpenSSH sử dụng các thuật toán mật mã để bảo vệ quá trình xác thực và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu trong quá trình truyền tải.
Mã hóa dữ liệu
Tìm hiểu cách thức hoạt động của OpenSSH là gì, ta nhận ra khi kết nối an toàn được thiết lập, OpenSSH sử dụng các thuật toán mã hóa để bảo vệ dữ liệu của người dùng trong quá trình truyền tải. Dữ liệu được mã hóa bằng cách sử dụng các thuật toán mã hóa đối xứng như AES (Advanced Encryption Standard), để đảm bảo tính bảo mật của nó.
OpenSSH sử dụng cặp khóa công khai và riêng tư để mã hóa dữ liệu trên đường truyền. Dữ liệu được mã hóa bằng khóa công khai và chỉ có thể được giải mã bằng khóa riêng tư tương ứng.
Xác thực host
OpenSSH hỗ trợ việc xác thực host để đảm bảo rằng người dùng đang kết nối đến host chính xác và không bị giả mạo. Host sẽ cung cấp một chứng chỉ kỹ thuật số và OpenSSH sẽ sử dụng các thuật toán mật mã để xác minh tính hợp lệ của chứng chỉ này.
Cách cài đặt OpenSSH là gì?
Để có được OpenSSH, hãy truy cập trang web chính thức của nó tại http://www.openssh.org. Tiếp theo, hãy tải xuống phiên bản phù hợp với hệ thống của bạn.
Ví dụ: Nếu sử dụng Linux bạn hãy tải gói *.rpm. Sau đó thực hiện lệnh.
root@domain.com#: rpm -Uvh *.rpm
Việc cài đặt cũng tương tự nếu bạn sử dụng các hệ thống khác. Bạn tải gói phù hợp nhất với hệ thống của mình. Nó có thể là *.tar, *.tar.gz, *.gz,… Sau đó, giải nén tập tin vào một thư mục.
root@domain.com #: ./configure
root@domain.com #: make
root@domain.com #: make install
Cuối cùng, hãy làm theo hướng dẫn của script.
OpenSSH không khó để cài đặt. Tuy nhiên, hãy dành chút thời gian và công sức cho việc cấu hình.
Lời kết
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về OpenSSH là gì, những tính năng đặc biệt và cách thức hoạt động của nó. Có thể thấy, OpenSSH không chỉ đơn giản là một bộ chương trình cho phép chúng ta kết nối và truyền tải tệp tin an toàn, mà nó còn là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ thông tin và hệ thống của chúng ta.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về OpenSSH. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những chủ đề liên quan, hãy truy cập vào Website hoặc Fanpage của Máy Chủ Sài Gòn.