Nguồn máy chủ là gì? Hiện nay, các thiết bị điện tử chuyên dụng hoặc gia dụng đặc biệt không thể sử dụng dòng điện xoay chiều (AC) trực tiếp từ lưới điện mà trước hết phải đi qua bộ biến đổi để giảm điện áp và chuyển thành dòng điện một chiều (DC) để cấp nguồn cho các linh kiện điện tử của thiết bị.
Các bộ chuyển đổi này được gọi chung là nguồn cung cấp năng lượng cho thiết bị. Đương nhiên, máy chủ cũng không có ngoại lệ. Nó cũng có nguồn cung cấp điện riêng được gọi là bộ nguồn máy chủ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về bộ nguồn máy chủ. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung Bài Viết
Nguồn máy chủ là gì?
Nguồn server hay còn gọi là bộ nguồn máy chủ và PSU máy chủ là một thành phần quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với quá trình vận hành của máy chủ. PSU máy chủ có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện cho các thiết bị bên trong máy hoạt động, đây là yếu tố đầu tiên quyết định máy có hoạt động ổn định được hay không.
Có thể nói khi được hỏi nguồn máy chủ là gì? bạn có thể trả lời đơn giản đó là một thiết bị cung cấp năng lượng cho tất cả các thành phần nằm trong thùng máy. Đây là một thành phần quan trọng của hệ thống máy chủ và thường được mường tượng như trái tim của máy chủ.
Do đó, khi có nhu cầu mua nguồn máy chủ, khách hàng nên xác định nguồn Server là gì, từ đó tìm hiểu thông tin rõ ràng và lựa chọn nguồn hàng chất lượng, uy tín với giá cả hợp lý nhất.
>> Xem thêm: PSU là gì?
Các thành phần chính của một nguồn máy chủ
Các thành phần chính của một nguồn máy chủ là gì luôn là chủ đề được nhiều người quan tâm. Nếu bạn không biết các thành phần này, quá trình ra quyết định lựa chọn nguồn Server có thể khó khăn hơn. Vì vậy, hãy chú ý phần dưới đây nhé:
- Bộ biến áp: giảm điện áp nguồn xuống mức an toàn cho thiết bị. Điện áp đầu ra của bộ biến áp vẫn là dòng điện xoay chiều, nhưng ở mức điện áp thấp hơn. Nó cũng có nhiệm vụ cách ly thiết bị khỏi nguồn điện chính.
- Bộ nắn điện: là thiết bị biến đổi điện áp xoay chiều thành dòng điện một chiều. Nếu vẫn còn gợn sóng trong bộ nắn điện, các mạch điện tử trong thiết bị không thể sử dụng điện áp này.
- Bộ lọc chỉnh lưu: thành phần chính là tụ điện, có nhiệm vụ giảm độ gợn sóng của dòng điện một chiều đã chỉnh lưu.
- Bộ lọc nhiễu điện: sẽ hạn chế hoặc loại bỏ nhiễu điện trên lưới điện để ngăn chặn nhiễu và các xung điện ảnh hưởng tiêu cực đến thiết bị.
- Mạch ổn áp: Khi dòng tải, nhiệt độ, điện áp đầu vào thay đổi, điện áp cung cấp cho thiết bị sẽ được ổn định bởi mạch ổn áp.
- Mạch bảo vệ: ngăn ngừa các hư hỏng thiết bị do sự cố nguồn điện (quá áp, quá dòng,…).
Đặc điểm của bộ nguồn máy chủ là gì?
Nguồn máy chủ là nguồn phi tuyến tính khác với nguồn tuyến tính theo những cách sau:
- Nguồn tuyến tính (điển hình là máy biến áp có cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp) tạo ra điện áp đầu ra tỷ lệ với điện áp đầu vào.
- Trong giới hạn cho phép nhất định, nguồn phi tuyến tạo ra điện áp đầu ra ổn định ít phụ thuộc vào điện áp đầu vào.
Kết nối đầu ra của nguồn Server là gì?
PSU máy chủ phải có phích cắm cho các thiết bị sử dụng nguồn điện mà nó cung cấp. Nếu bạn muốn biết các kết nối đầu ra của nguồn máy chủ là gì, bạn có thể tham khảo phần dưới đây:
- Đầu nối bo mạch chủ: Tùy thuộc vào loại bo mạch chủ được sử dụng, đây là đầu cắm có 20 hoặc 24 chân. Đầu cắm này cũng có phiên bản 20 + 4 chân: phù hợp cho cả các loại bo mạch 20 và 24 chân.
- Đầu nối cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm (CPU): Có hai loại: bốn và tám chân. Tuy nhiên, loại 4 chân lại thông dụng hơn còn loại 8 chân thì lại phù hợp với các nguồn mới được thiết kế cho các bo mạch chủ đời mới hơn.
- Đầu cắm cho ổ quang (giao tiếp ATA), ổ cứng : gồm bốn chân. Đây là kết nối đầu ra bạn nên biết khi tìm hiểu về các kết nối đầu ra của nguồn máy chủ là gì?
- Đầu cắm ổ đĩa mềm: loại bốn chân
- Đầu cắm cho ổ cứng hoặc ổ quang có giao tiếp SATA: bốn dây
- Đầu nối Card đồ họa cao cấp: gồm sáu chân
Khi biết được nguồn máy chủ là gì, bạn sẽ thấy để phân biệt đường điện áp, các đầu cắm cho bo mạch chủ và thiết bị ngoại vi được kết nối với các dây dẫn màu, thường được hàn trực tiếp vào bảng mạch của nguồn. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất đã thiết kế các đầu nối để kết nối với nguồn thay thế cho mối hàn trên bảng mạch nguồn.
Việc cắm dây có ưu điểm là loại bỏ các dây không cần thiết để tránh có quá nhiều dây cáp trong trường hợp cản trở luồng không khí trong thùng máy, nhưng nó cũng có nhược điểm, đó là thêm một tiếp điểm thứ hai trong quá trình truyền tải điện, điều này làm tăng điện trở và có thể gây nóng, tiếp xúc kém dẫn đến đường truyền không thuận lợi.
Sau khi đã biết các kết nối đầu ra của nguồn máy chủ là gì, bạn hãy note lại chúng để dùng cho những trường hợp cần thiết nhé.
Công suất nguồn máy chủ
Công suất nguồn có thể được tính theo nhiều cách khác nhau, bao gồm công suất cung cấp, công suất tiêu thụ và công suất tối đa … Khi nguồn điện máy chủ được bán cho người tiêu dùng, hiệu suất điện năng thường không được ghi trên nhãn hoặc được cung cấp.
Công suất
Bạn có biết công suất tiêu thụ của nguồn máy chủ là gì không? Lượng điện năng tiêu thụ của PSU máy chủ khi kết nối với nguồn điện dân dụng. Công suất tiêu thụ tính bằng W (phát âm là “watt”) là lượng điện mà người sử dụng máy chủ phải trả cho nhà cung cấp điện.Tổng công suất cung cấp cho bo mạch chủ, CPU và các thiết bị được tính là công suất cung cấp của bộ nguồn.
Lượng điện cung cấp thường được xác định bởi số lượng và đặc tính làm việc của thiết bị. Thông thường, công suất được cung cấp nhỏ hơn công suất tối đa của nguồn. Khả năng cung cấp điện của PSU máy chủ thay đổi tùy theo thời gian và chế độ làm việc. Nó không phải là trung bình và bình quân như nhiều người lầm tưởng.
Sau khi biết về công suất của nguồn máy chủ là gì, chắc hẳn bạn đang tự hỏi những linh kiện nào trong máy chủ sẽ ảnh hưởng đến mức tiêu thụ điện năng đúng không. Vậy hãy cùng xem xét những linh kiện có mức tiêu thụ điện thất thường thường dưới đây:
- CPU: Có nhiều chế độ tiêu thụ nhất: khi làm việc ít hơn, hay làm việc chậm hơn hoặc làm việc tối đa.
- Chipset cầu bắc (NB): thành phần tiêu tốn nhiều năng lượng nhất trên bo mạch chủ. Nếu bo mạch chủ có Card đồ họa tích hợp, Chipset cầu bắc sẽ tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, điều này thay đổi tùy theo chế độ thiết kế đồ họa.
- Các quạt trong máy tính nếu có cơ chế tự động điều chỉnh tốc độ dựa trên nhiệt độ hệ thống cũng sẽ làm hao tổn nhiều điện năng.
Hiệu suất
Sự khác biệt giữa công suất được cung cấp và công suất do nguồn tiêu thụ quyết định hiệu suất của nguồn máy chủ. Để biết rõ hơn về đặc tính của nguồn máy chủ là gì, ta hãy đi đến tìm hiểu hiệu suất của nguồn Server.
Mọi thiết bị chuyển đổi năng lượng từ các dạng khác nhau đều không thể đạt hiệu quả 100% vì năng lượng mất đi được chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác không mong muốn (cơ năng, từ trường, nhiệt năng, điện trường…) nên hiệu suất của thiết bị là rất quan trọng.
Có thể nói nhiệt lượng, từ trường và điện trường là những nguồn tiêu thụ năng lượng không mong muốn chính trong nguồn máy chủ.
Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn máy chủ
Thông qua việc phân tích nguyên lý hoạt động của nguồn máy chủ là gì, ta có thể có cái nhìn khách quan hơn về tầm quan trọng của bộ nguồn đối với máy chủ.
Thông qua các mạch lọc nhiễu để loại bỏ nhiễu cao tần từ nguồn điện dân dụng (110Vac/220Vac xoay chiều tần số 50/60Hz) đến PSU và sau đó được biến đổi thành điện áp một chiều. Điện áp một chiều này được biến đổi thành điện áp xoay chiều có tần số rất cao.
Sau đó được hạ cấp thành điện áp xoay chiều tần số cao ở điện áp thấp hơn và chuyển trở lại thành điện áp một chiều. Vì đặc tính của các biến áp là phải có biến đổi xoay chiều thành điện một chiều, sau đó lại thành xoay chiều, rồi lại thành điện một chiều. Kích thước của máy biến áp ở tần số cao nhỏ hơn nhiều so với máy biến áp ở tần số thấp.
Tần số điện dân dụng là 50/60Hz. Ở phía máy chủ, bộ nguồn có thể nhìn thấy như một thành phần với nhiều dây dẫn ra khỏi nó và được cắm vào bo mạch chủ, ổ đĩa và thậm chí cả card đồ họa cao cấp. Bộ nguồn chủ cung cấp cùng lúc nhiều điện áp: + 12V, + 5V, – 12V, + 3.3V…với dòng điện định mức lớn.
Vai trò của nguồn máy chủ là gì?
Bộ nguồn máy chủ là một bộ phận quan trọng đối với một hệ thống máy chủ nhưng nhiều người lại xem nhẹ nó. Ngoài các thành phần linh kiện máy chủ chính (bo mạch chủ, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, bộ vi xử lý, ổ cứng …), sự ổn định của một máy chủ hoàn toàn phụ thuộc vào bộ nguồn của máy chủ vì máy chủ chỉ vận hành tốt khi có nguồn điện ổn định.
Bộ nguồn kém chất lượng sẽ không cung cấp đủ điện hoặc cung cấp nhưng không ổn định và dẫn đến mất ổn định trong hệ thống máy chủ. Khi PSU máy chủ cấp điện áp quá thấp cho các thiết bị sẽ gây ra hiện tượng nhiễu tần số cao, gây méo tín hiệu trong hệ thống. Ngoài ra có thể làm hỏng hoặc giảm tuổi thọ của thiết bị nếu điện áp ra cao hơn điện áp định mức.
Bộ nguồn máy chủ tốt bao gồm những yếu tố nào?
Để đánh giá được một bộ nguồn Server tốt, bạn có biết ta cần quan tâm tới những yếu tố nào không? Nếu chưa biết, bạn hoàn toàn có thể đọc và lưu lại những yếu tố dưới đây để biết cách đánh giá nguồn máy chủ là gì.
- Ổn định điện áp đầu ra: sai lệch không quá -5 đến + 5% so với điện áp định mức khi nguồn hoạt động hết công suất.
- Điện áp đầu ra là phẳng và không bị nhiễu.
- Hiệu suất làm việc cao (công suất đầu ra/đầu vào đạt > 80%)
- Nguồn không tạo ra từ trường, điện trường, không gây nhiễu cho các bộ phận khác của hệ thống và phải chịu được từ trường, điện trường và nhiễu từ các vật xung quanh khác.
- Tạo ra ít nhiệt trong khi hoạt động, gây ra rung động và tiếng ồn thấp.
- Dây nối đầu ra đa dạng, nhiều chuẩn chân cắm, quấn gọn gàng, chống nhiễu.
- Đảm bảo hoạt động ổn định với công suất thiết kế trong thời gian dài
- Hầu hết các nguồn chất lượng cao có dải điện áp đầu vào từ 90 đến 260Vac, tần số 50/60 Hz vì thế, dải điện áp đầu vào càng rộng càng tốt.
>> Xem thêm: Chuẩn 80 Plus trên PSU là gì?
Lưu ý khi chọn mua bộ nguồn máy chủ là gì?
Công suất
Khi mua một bộ nguồn, điều đầu tiên nên cân nhắc là công suất của nguồn điện. Vì nó thể hiện sức mạnh của máy chủ. Nếu bạn mua loại có công suất quá lớn và không sử dụng hết công suất sẽ ảnh hưởng và gây ra các vấn đề về linh kiện của máy.
Khi mua bộ nguồn, trước hết bạn phải hiểu tầm quan trọng của nguồn máy chủ là gì và hãy ghi nhớ các ký hiệu công suất sau:
- Continuous Power: Công suất ổn định
- Total Power: Công suất tổng
- Peak Power: Công suất tối đa
Yếu tố quan trọng nhất cần quan tâm là công suất tổng hay công suất ổn định. Nếu PSU hiển thị công suất đỉnh (Peak Power), bạn nên xem xét nghiêm túc hơn. Vì đây là công suất tối đa mà bộ nguồn có thể đạt được trong thời gian tính bằng mili giây.
Thương hiệu
Khi bạn xem xét những điều cần lưu ý khi chọn mua bộ nguồn máy chủ là gì thì thương hiệu cũng là một điều bạn nên cân nhắc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cung cấp bộ nguồn máy chủ. Trước đây, CM (Cooler Master) đã thống trị toàn bộ thị trường Việt Nam với “PSU công suất thực”. Tuy nhiên, khi đưa ra thị trường, bộ nguồn mới không tốt như quảng cáo.
Các nguồn thương hiệu có uy tín khuyên bạn nên làm như sau:
Linh kiện cao cấp và dung lượng ổn định được sử dụng ở mức cao nhất đối với những chiếc máy tính đắt tiền. Mô hình PSU này có sẵn từ các thương hiệu như Silverstone, Corsair, Seasonic và Antec (tất cả đều sử dụng nguồn Seasonic). Nếu bạn xác định được nhu cầu sử dụng nguồn máy chủ là gì và nếu ở mức yêu cầu cao, bạn nên chọn bộ nguồn này.
Cấp độ tiếp theo là bộ nguồn tầm trung, có mức giá tương đối thấp hơn và chất lượng linh kiện thấp hơn so với cấp độ trên nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Các thương hiệu cung cấp: Acbel, Thermaltake, FSP,…
Bộ nguồn cuối chỉ đạt chuẩn ATX nên phù hợp với các PSU cấp thấp hơn. Để tiết kiệm tiền, họ sử dụng các linh kiện giá rẻ. Kết quả là, chất lượng của nguồn điện bị ảnh hưởng. Golden Field, Huntkey và Arrow…
Có thể thấy ngoài công suất thì thương hiệu cũng là một điều cần cân nhắc. Vì vậy, tùy theo nhu cầu sử dụng nguồn máy chủ là gì, bạn nên cân nhắc để mua một bộ nguồn phù hợp.
Quan tâm đến giá thành của PSU
Khi mua máy chủ, tốt nhất bạn nên đầu tư khoảng 10-15% tổng chi phí của máy vào bộ nguồn. Lý do đơn giản là để đảm bảo cho bộ nguồn phù hợp với máy và đạt chuẩn chất lượng.
Nên dùng loại cáp nào?
Khi đã biết nguồn máy chủ là gì, bạn nên cân nhắc để lựa chọn một nguồn với cáp thích hợp. Ngày nay, các bộ nguồn cao cấp và chất lượng cao thường có thiết kế cáp rời. Khi không sử dụng, người dùng chỉ cần tháo ra và cất đi. Nội thất của máy chủ sẽ trở nên gọn gàng hơn, khả năng lưu thông không khí tăng lên.
Với nguồn cấp trung bình, bạn có tùy chọn bán cố định hoặc bán tháo rời. Các loại cáp khác có thể tháo rời, ngoại trừ đầu nối CPU 8 chân và ATX 24 chân, được kết nối cố định với nguồn điện.
Các thành phần thường được cố định bên trong các bộ nguồn cấp thấp. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí lớn nhất. Khi mua loại bộ nguồn này, hãy chọn loại có bộ lọc bên trong. Vì nó sẽ cải thiện lưu thông không khí và giữ cho máy luôn sạch sẽ.
Lời kết
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp tất cả các lời giải đáp cho thắc mắc “nguồn máy chủ là gì?”. Chúng tôi tin rằng sau khi đã đọc qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn Server cũng như cách để lựa chọn một bộ nguồn phù hợp. Nếu còn thắc mắc nào hãy bình luận ở phần bên dưới nhé.
Đừng quên theo dõi Máy Chủ Sài Gòn để cập nhật những thông tin mới mỗi ngày nhé. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0976.638.715 hoặc Email: kinhdoanh@maychusaigon.vn nếu có bất kỳ thắc mắc nào.