cpanel là gì

cPanel Là Gì? Bật Mí 5 Ưu Điểm Nổi Bật Của Phần Mềm cPanel

cPanel là gì? Các bạn trong ngành công nghệ thông tin chắc đã quen thuộc với cPanel. Đặc biệt với những bạn phải thường xuyên tiếp xúc và quản lý website. Tuy nhiên, nhiều người khác có thể không quen với khái niệm này. cPanel là trình điều khiển dựa trên Linux dành cho các tài khoản lưu trữ web, với nhiều ứng dụng hữu ích.

Có thể nói, cPanel giúp người dùng quản lý trang web dễ dàng hơn nhiều. Để biết rõ hơn về công dụng và các tính năng đặc biệt của cPanel, hãy đọc bài viết sau bạn nhé. 

cPanel là gì?

định nghĩa cpanel là gì

cPanel là trình quản trị Web Hosting phổ biến nhất dựa trên nền tảng hệ điều hành Linux. cPanel có giao diện đơn giản, dễ sử dụng, linh hoạt cho phép người dùng dễ dàng quản lý tất cả các dịch vụ lưu trữ Web.

Công cụ Web Hosting này hoạt động trên hệ thống phân cấp ba cấp gồm:

  • Nhà cung cấp dịch vụ Hosting (Hosting Company).
  • Đơn vị phân phối lại (Reseller)
  • Người dùng cuối (End User)

Hosting Company và Reseller sử dụng giao diện tương tự được gọi là trình quản lý máy chủ Web – Web Host Manager (WHM), trong đó Hosting Company có nhiều quyền quản trị nhất và có thể hạn chế quyền truy cập vào một số tính năng trong Reseller WHM.

End User có quyền truy cập trực tiếp vào giao diện cPanel, nơi họ có thể thực hiện nhiều tác vụ liên quan đến trang Web. 

Hơn nữa, nhờ biết đặc điểm của cPanel là gì, người ta nhận thấy cPanel cũng cho phép các nhà cung cấp bên thứ ba tích hợp các dịch vụ của họ để khách hàng có thể sử dụng chúng trực tiếp từ giao diện cPanel. Công cụ quản lý Web Hosting này hoạt động trên máy chủ riêng ảo (VPS) hay máy chủ vật lý (Server) chạy hệ điều hành CentOS, CloudLinux, RedHat Enterprise Linux hoặc FreeBSD.

Các ngôn ngữ lập trình như MySQL, ApachePHP đều được hỗ trợ, cũng như các giao thức email phổ biến như IMAP, POP3SMTP. Người dùng cuối sẽ truy cập cPanel lưu trữ thông qua cổng 2083.

Một số tính năng nổi bật của cPanel

Tiếp theo, ta hãy tiếp tục đi tìm hiểu về các tính năng nổi bật của cPanel là gì trong phần dưới đây:

Mở và cài đặt ứng dụng đơn giản: Nhờ hệ thống quản trị Web Hosting – cPanel, giờ đây bạn có thể tìm kiếm và tải xuống các ứng dụng như Joomla, WordPress, Drupal… một cách đơn giản và nhanh chóng.

Quản lý Domain dễ dàng: Người quản lý có thể sử dụng và quản lý Domain dễ dàng, thuận tiện bằng cách thêm, tạo Subdomain, xóa, chuyển hướng…

Quản lý File: Ngoài quản lý tên miền, bạn cũng có thể quản lý các File của mình bằng cách xóa, nén, đổi tên, giải nén… Bên cạnh đó, nếu hiểu cPanel là gì, bạn sẽ biết rằng bạn cũng có thể tạo tài khoản FTP (File Transfer Protocol) nếu muốn.

Quản lý Email: cPanel cho phép bạn thực hiện tất cả các tác vụ Email để giúp bạn quản lý Email của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bạn có thể tạo, thay đổi mật khẩu, quản lý, cài đặt trả lời tự động, gửi hoặc xóa tin nhắn… nếu cần thiết.

Bảo mật tốt: Khi so sánh với các hệ thống quản lý khác, cPanel có một hệ thống bảo mật vượt trội với các tính năng tự động hóa tích hợp. Đây là một trong những tính năng được đông đảo người dùng đánh giá cao.

Hướng dẫn sử dụng cPanel cơ bản 

hướng dẫn sử dụng cpanel

Cách đăng nhập cPanel là gì?

Bạn có thể truy cập cPanel của mình thông qua thanh địa chỉ của trình duyệt. Nhập địa chỉ trang web của bạn, theo sau là dấu hai chấm, sau đó nhập 2083. Bạn sẽ thấy https://yourdomain.com:2083 trên trình duyệt của bạn.

Bạn cũng có thể truy cập cPanel của mình bằng cách thêm “/cpanel” vào cuối địa chỉ trang web của bạn. Khi bạn sử dụng phương pháp này để truy cập cPanel của mình, nó sẽ xuất hiện như sau: https://yourdomain.com/cpanel 

Nếu bạn có một trang web mới và các bản ghi DNS trên máy chủ chưa được phổ biến, bạn có thể sử dụng địa chỉ IP để thay thế. Nếu bạn truy cập cPanel của mình qua IP, nó sẽ trông giống như sau: https: ///10.10.10: 2083. Nếu bạn muốn giao diện cPanel xuất hiện bằng một ngôn ngữ khác, hãy chọn nó từ danh sách ở cuối màn hình. Vậy, trên đây là một số cách đăng nhập cPanel đơn giản nhất bạn có thể tham khảo nếu đang tìm hiểu cách đăng nhập cPanel là gì.

Khi bạn đã ở trên giao diện đăng nhập, bạn chỉ cần điền tên người dùng và mật khẩu vào các ô và bấm nút đăng nhập. Khi bạn được đưa tới bảng điều khiển của cPanel có nghĩa là quá trình đăng nhập đã thành công.

Cài đặt WordPress

Các bước cài đặt WordPress qua cPanel khá đơn giản. Bạn chỉ cần xác định vị trí thư mục “Autoinstaller” và sau đó nhấp vào và tìm WordPress. Sau đó, nó sẽ hiển thị các hướng dẫn chi tiết để người dùng cài đặt. Chỉ cần xem qua hướng dẫn, bạn đã có thể tự cài đặt được WordPress.

Thêm tài khoản Email

Nếu bạn đã hiểu cPanel là gì và muốn sử dụng tính năng của nó ví dụ thêm một tài khoản Email, bạn phải thực hiện các bước sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào mục Email.
  • Tiếp theo, hãy chọn vào mục Email Account. 
  • Sau đó, nhập đầy đủ thông tin về địa chỉ email cần thêm và mật khẩu.
  • Cuối cùng, hãy nhấn nút Create Account. Như vậy bạn đã thêm được tài khoản Email vào cPanel.

Bạn có thể sử dụng cPanel để truy cập tài khoản Webmail của mình hoặc tạo tài khoản Mail mới để sử dụng với ứng dụng Email độc lập.

Thêm Subdomain/Domain mới 

Đây là một trong những thao tác trong cPanel được sử dụng phổ biến nhất bạn nên biết nếu muốn biết cách khai thác tiềm năng của cPanel là gì. Bạn có thể tạo bất kỳ tên miền nào bạn muốn với hai loại là Addon Domain (tạo một tên miền hoàn toàn độc lập) hoặc Subdomain (là loại tên miền có chứa tên miền của người dùng).

Upload và quản lý file

Bạn có thể quản lý và thường xuyên tải lên các tập tin của mình bằng giao diện dễ sử dụng, đơn giản của trình quản lý Web Hosting – cPanel. Mọi thứ sẽ được thực hiện nhờ File Manager.

Backup Web 

Bạn có thể sao lưu thủ công tất cả dữ liệu trên trang Web của mình từ bảng điều khiển của cPanel. Để bắt đầu, bạn hãy thực hiện các bước: Đầu tiên, bạn phải mở Files Back up hoặc Back up Wizard, sau đó làm theo các hướng dẫn để tải xuống dữ liệu.

Ưu nhược điểm của cPanel là gì?

ưu nhược điểm của cpanel

Ưu điểm

Sử dụng đơn giản và ổn định

Ngay cả những người dùng chưa có kinh nghiệm cũng có thể sử dụng cPanel vì giao diện của nó khá đơn giản và nó cũng cung cấp tài liệu hướng dẫn chi tiết trên màn hình. Hơn nữa, phần mềm cPanel khá ổn định. Nó có thể tự giám sát và nếu phát hiện ra lỗi dịch vụ, nó sẽ tự động khởi động lại dịch vụ đó.

Tiết kiệm thời gian

Phản hồi lại người dùng được thực hiện ngay lập tức là một ưu điểm dễ thấy nhất nếu bạn biết cPanel là gì và dùng nó. Ưu điểm trong thiết kế của “File Manager” là sẽ cho phép bạn tải lên, sửa, thêm, xóa,… trên Host một cách nhanh chóng mà không gây khó khăn cho người dùng.

Bảo mật cao và công nghệ tiên tiến

Vì cPanel có thể tự cập nhật nên bạn sẽ luôn được cập nhật những công nghệ mới nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi bản cập nhật hoặc tắt một tính năng cụ thể bằng cách bỏ chọn nó trong giao diện EasyApache. 

Hơn nữa, tùy vào mục đích sử dụng cPanel là gì mà bạn có thể sử dụng nó để bảo vệ chống lại các mối đe dọa hiện tại như XSRF và các cuộc tấn công XSS. Đặc biệt, trung tâm bảo mật WHM cho phép bạn dễ dàng thiết lập cấu hình bảo mật khác nhau.

Hỗ trợ toàn cầu và dễ sử dụng

cPanel luôn đi đầu trong việc hỗ trợ dịch vụ Control Panel Web Hosting. Bạn chỉ cần gửi yêu cầu tại trang Web hỗ trợ của cPanel mà không cần xác nhận nào khác ngoài địa chỉ IP của máy chủ mà bạn đã mua giấy phép.

Hơn nữa, cPanel có giao diện rất đơn giản và dễ sử dụng, cung cấp các tính năng mạnh mẽ cho các nhà phát triển Web đồng thời cách ly họ khỏi việc thực hiện các tác vụ ảnh hưởng đến người dùng khác trên máy chủ.

Chạy trên thiết bị di động

Quản trị viên hệ thống có thể sử dụng điện thoại thông minh của họ để quản lý đầy đủ cPanel và WHM. Khi bạn truy cập từ thiết bị di động, nó sẽ tự động hiển thị giao diện thân thiện với thiết bị di động. Đây có lẽ là một ưu điểm đặc biệt của cPanel mà chỉ ai nghiên cứu kỹ cPanel là gì mới biết được.

Nhược điểm

Nhiều tính năng không cần thiết

Nhược điểm của cPanel là nó bao gồm các tính năng mà người quản trị có thể sẽ không bao giờ sử dụng. Điều này sẽ dẫn đến sự lãng phí về tài nguyên. 

Dễ vô ý thay đổi các thông số quan trọng

Được thiết kế để mang lại trải nghiệm tốt nhất nhưng nhược điểm lớn nhất của cPanel là bạn sẽ dễ vô tình thay đổi các thông số quan trọng và rất khó để khôi phục lại được.

Một số Host chạy phiên bản cPanel cũ

Đây là nhược điểm rất đáng quan ngại bởi nếu bạn đã tìm hiểu cPanel là gì thì sẽ thấy hiện tại, cPanel đã có bản nâng cấp mới nhưng những bản này vẫn chưa được người dùng sử dụng rộng rãi. Lý do là hầu hết người dùng lâu năm thường thích gắn bó với giao diện cũ vì họ ngại thay đổi.

Tốn chi phí đầu tư

Vì cPanel không phải lúc nào cũng có trong các gói Hosting miễn phí nên bạn sẽ phải đầu tư một khoản chi phí tài chính để sử dụng trình quản trị Web Hosting tiện lợi này.

Lưu ý quan trọng khi chọn cPanel Hosting

lưu ý quan trọng khi chọn cpanel

Trên thị trường hiện nay không phải các công cụ quản trị cPanel Hosting nào cũng chất lượng. Vì vậy, để chọn được công cụ quản trị Web Hosting – cPanel phù hợp, bạn phải hiểu cPanel là gì và xem xét các yếu tố sau:

Hệ điều hành: Đầu tiên, hãy lựa chọn công cụ tương thích với hệ điều hành bạn đang sử dụng. Hiện nay, đa số các công cụ cPanel đều chạy được trên hệ điều hành Linux.

Hỗ trợ và cộng đồng: Bạn hãy lựa chọn các cPanel có đội ngũ hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng và cộng đồng người dùng lớn để giúp đỡ bạn nếu có sự cố xảy ra.

Giao diện dễ quản lý, dễ sử dụng: Hãy chọn cPanel có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và dễ quản lý để tạo sự thuận tiện trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cPanel là gì sẽ giúp bạn biết được công cụ đó có phù hợp với bản thân không.

Chức năng và phần mềm hỗ trợ: Mỗi nhà cung cấp dịch vụ cPanel Hosting sẽ cung cấp các  phần mềm với chức năng khác nhau, vì vậy bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cPanel phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Tính bảo mật cao: Bạn nên chú ý đến tính bảo mật và ổn định của Hosting vì nó có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc của bạn.

Lời kết

Bất kỳ ai mới tìm hiểu hướng dẫn sử dụng cPanel là gì đều cảm thấy nó khá phức tạp. Tuy nhiên nếu bạn là người tinh ý, bạn sẽ nhận thấy việc sử dụng cPanel rất đơn giản trong thực tế. Với những ưu điểm và tính năng nổi trội của mình cPanel xứng đáng là công cụ quản lý Web Hosting tốt nhất trên nền tảng Linux.

Bài viết này đến đây là kết thúc, cảm ơn mọi người đã dành ra chút ít thời gian để đọc. Đừng quên ghé thăm Máy Chủ Sài Gòn để đọc thêm những bài viết hay nhé. Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 0976.638.715 hoặc Email: kinhdoanh@maychusaigon.vn nếu bạn muốn mua máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng và linh kiện máy chủ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trang Chủ Danh mục
Tất cả danh mục
Giỏ Hàng