drupal là gì

Drupal Là Gì? Các Tính Năng Và Lợi Ích Nổi Bật Của Drupal

Drupal là gì? Trong thời đại kỹ thuật số, các doanh nghiệp và tổ chức không ngừng tìm kiếm cách để tăng cường sự hiện diện trực tuyến của mình. Một trong những cách tốt nhất mà họ có thể thực hiện là sở hữu một trang web chuyên nghiệp, thu hút. Có rất nhiều cách để xây dựng và duy trì một trang web, trong đó Drupal nổi bật như một lựa chọn mạnh mẽ và linh hoạt.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về Drupal, những tính năng cũng như cách cài đặt và sử dụng nó nhé!

Drupal là gì?

định nghĩa Drupal là gì

Drupal là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) mã nguồn mở và miễn phí, được sử dụng để xây dựng và duy trì các trang web, cửa hàng thương mại điện tử, danh bạ trực tuyến, mạng nội bộ và các loại nội dung kỹ thuật số khác. Nó có thể được sử dụng bởi cá nhân hoặc nhóm người dùng và là một CMS hữu ích cho nhà phát triển, nhà tiếp thị và các đơn vị quảng cáo.

Về cốt lõi, bất kỳ ai muốn tổ chức và quản lý nội dung kỹ thuật số của mình đều có thể hưởng lợi từ các công cụ và quy trình làm việc của Drupal. Drupal là một framework quản lý nội dung phổ biến và có khả năng tùy chỉnh. Điều này làm cho nó phù hợp để phát triển cả các trang web đơn giản và các ứng dụng web phức tạp.

Drupal bao gồm hàng nghìn module và theme để thu hút khách truy cập web, tăng cường nhận thức thương hiệu và xây dựng cộng đồng. CMS này cung cấp một giao diện người dùng (UI) trực quan, khá dễ sử dụng để tạo và xuất bản nội dung kỹ thuật số một cách thuận tiện. Nó chứa đựng các loại nội dung không giới hạn và các công cụ đơn giản để tạo, chỉnh sửa, truy xuất và trình bày nội dung này cho người sử dụng cuối cùng.

Ngoài ra, tìm hiểu về Drupal là gì ta biết được Drupal có hệ thống phân loại vai trò và quyền hạn người dùng phức tạp để kiểm soát quyền truy cập vào các tính năng và nội dung của nó.

Nên sử dụng Drupal khi nào?

Mặc dù Drupal CMS phổ biến và có cấu trúc linh hoạt, nhưng không phải lúc nào nó cũng là lựa chọn tốt nhất cho mọi doanh nghiệp. Nếu bạn đang bắt đầu với các dự án nhỏ hoặc trang web công ty, hãy xem xét việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở dễ sử dụng hơn như WordPress.

Ngược lại, Drupal là lựa chọn đúng đắn khi dự án của bạn đáp ứng một số hoặc tất cả các yêu cầu sau:

  • Yêu cầu khả năng tùy chỉnh cao, đặc biệt là khi cần tạo các cấu trúc dữ liệu và trường dữ liệu một cách uyển chuyển và logic.
  • Yêu cầu hệ thống thành viên và các cơ chế phân quyền chính xác, hợp lý.
  • Yêu cầu một hệ thống web với mức độ bảo mật cao.
  • Cần hệ thống web có khả năng nâng cấp, cấu hình, thay đổi hoặc tích hợp thêm tính năng mới dễ dàng.
  • Cần phải xây dựng một hệ thống web làm nền tảng cho giải pháp bán hàng cũng như thanh toán điện tử.
  • Cần một hệ thống web đáng tin cậy, đã được kiểm tra bởi hàng triệu nhà phát triển web trên khắp thế giới.
  • Yêu cầu một hệ thống web hiện đại, sử dụng những công nghệ web mới nhất như CSS3, HTML5, JQuery, Responsive web, Web services,…
  • Yêu cầu hệ thống web chạy ổn định trên hầu hết hệ điều hành, đặc biệt là Linux (môi trường LAMP: Linux, MySQL, Apache, PHP). Hiện nay, hệ thống web hosting thường hoạt động tốt trên hệ điều hành Linux.
  • Cần tìm kiếm một hệ thống web mạnh mẽ nhưng vẫn có tính kinh tế.
  • Cần một hệ thống web đơn giản có khả năng dễ dàng nhận được sự hỗ trợ và trợ giúp khi cần thiết.

Tính năng của Drupal

Tính năng của Drupal

Tình năng của Drupal là gì? Drupal đáp ứng nhiều yêu cầu đặc biệt vì nó tích hợp nhiều tính năng nổi bật như:

  • Collaborative Book: Cho phép người dùng đóng góp và tổ chức dữ liệu thông qua một ứng dụng được gọi là “quyển sách”.
  • URL thân thiện: Tạo ra các đường dẫn thân thiện với người dùng và cả máy tìm kiếm thông qua việc sử dụng mod_rewite của Apache.
  • Trợ giúp trực tuyến: Xây dựng hệ thống trợ giúp trực tuyến trên trang web.
  • Mã nguồn mở: Mã nguồn của Drupal hoàn toàn tự do dưới dạng giấy phép GNU/GPL 2.
  • Cá nhân hóa: Cung cấp khả năng cá nhân hóa nội dung và cách trình bày theo các tiêu chuẩn được người dùng đặt ra.
  • Hệ thống phân quyền theo vai trò: Tạo và gán các vai trò khác nhau cho người dùng.
  • Tìm kiếm: Bao gồm các module tìm kiếm tích hợp sẵn.

Lợi ích của Drupal là gì?

Khả năng mở rộng và tính mô-đun

Drupal có khả năng mở rộng và tính module cao, cho phép các nhà phát triển thêm chức năng theo nhu cầu thông qua một loạt các module có sẵn. Với hàng nghìn module được đóng góp và khả năng tạo ra những module tùy chỉnh, Drupal cho phép bạn xây dựng những trang web phức tạp và đầy đủ tính năng mà không cần phải viết code tùy chỉnh nhiều.

Hỗ trợ cộng đồng mạnh mẽ

Cộng đồng người dùng Drupal rất lớn, hoạt động tích cực và hỗ trợ nhiệt tình. Với hàng nghìn nhà phát triển, thiết kế viên và người dùng đóng góp vào nền tảng này, có một lượng lớn kiến thức, nguồn lực và sự hỗ trợ có sẵn. Cộng đồng Drupal đảm bảo rằng nền tảng luôn cập nhật, an toàn và đầy sáng tạo.

Bảo mật nâng cao

Drupal nổi tiếng với sự tập trung mạnh mẽ vào bảo mật. Đội ngũ bảo mật chuyên sâu của Drupal liên tục làm việc để xác định và khắc phục những lỗ hổng tiềm ẩn. Các bản cập nhật bảo mật đều đặn và các bản vá được phát hành để đảm bảo nền tảng luôn an toàn. Điều này khiến cho Drupal trở thành lựa chọn phổ biến cho các trang web cấp cao và doanh nghiệp đòi hỏi biện pháp bảo mật mạnh mẽ.

Hỗ trợ đa ngôn ngữ 

Tìm hiểu về lợi ích của Drupal là gì, ta biết được Drupal cung cấp hỗ trợ đa ngôn ngữ, giúp bạn tạo và quản lý nội dung bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Điều này làm cho Drupal trở thành lựa chọn xuất sắc cho các tổ chức và doanh nghiệp muốn nhắm đến đối tượng khán giả toàn cầu.

Lợi ích của Drupal

Khả năng mở rộng và hiệu suất

Drupal được thiết kế để xử lý lượng truy cập lớn và có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu của các trang web đang phát triển. Các khả năng lưu vào bộ nhớ đệm và các tính năng tối ưu hiệu suất giúp đảm bảo rằng trang web của bạn vẫn nhanh chóng và phản ứng linh hoạt ngay cả trong những giai đoạn lưu lượng cao.

Các loại nội dung có thể tùy chỉnh và phân loại

Hệ thống phân loại nội dung linh hoạt của Drupal cho phép bạn xác định và quản lý nhiều loại nội dung một cách dễ dàng. Điều này giúp việc tổ chức và hiển thị nội dung trên trang web của bạn trở nên hiệu quả và thân thiện với người dùng, đặc biệt là đối với các trang web chứa nhiều nội dung.

Thân thiện với SEO

Hiểu rõ Drupal là gì, bạn sẽ nhận ra Drupal được xây dựng với tư duy SEO, cung cấp nhiều tính năng và module hỗ trợ cải thiện thứ hạng trang web của bạn ở trên mọi công cụ tìm kiếm. URL sạch, thẻ meta có thể tùy chỉnh và khả năng tạo sitemap XML tích hợp là một số ví dụ về khả năng thân thiện với SEO của Drupal.

Thiết kế linh hoạt

Với sự gia tăng của việc lướt web trên các thiết bị di động, thiết kế đáp ứng trở thành yếu tố quan trọng đối với các trang web hiện đại. Drupal giúp dễ dàng tạo ra các trang web đáp ứng, thích ứng với kích thước và thiết bị màn hình khác nhau, đảm bảo trải nghiệm người dùng tối ưu cho tất cả khách truy cập.

Mã nguồn mở

Là một nền tảng mã nguồn mở, Drupal là miễn phí khi sử dụng, chỉnh sửa và phân phối. Điều này mang lại sự linh hoạt, tùy chỉnh và tiết kiệm chi phí lớn so với các tùy chọn CMS độc quyền.

Tích hợp với các dịch vụ của bên thứ ba

Drupal dễ dàng tích hợp với nhiều dịch vụ và API bên thứ ba như hệ thống CRM, công cụ tự động hóa tiếp thị và các nền tảng truyền thông xã hội. Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các tổ chức muốn tạo ra một trải nghiệm kỹ thuật số liên kết và mượt mà.

Sự khác biệt giữa Drupal và WordPress

Để biết sự khác biệt chính giữa WordPress và Drupal là gì, hãy xem bảng sau:

Drupal

WordPress

Dễ sử dụng Khó sử dụng hơn, đòi hỏi kiến thức kỹ thuật nhất định Dễ sử dụng hơn, phù hợp với người mới bắt đầu
Cấu hình Có thể tùy chỉnh nhiều hơn, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cấu hình Dễ cấu hình hơn, phù hợp với các website nhỏ và vừa
Tính bảo mật An toàn và bảo mật cao Tương đối an toàn và bảo mật
Tốc độ Nhanh hơn WordPress Có thể nhanh hoặc là chậm tùy vào cấu hình
Tính linh hoạt Linh hoạt hơn, có thể đáp ứng mọi nhu cầu Ít linh hoạt hơn, phù hợp với các website có nhu cầu cơ bản
Cộng đồng Cộng đồng hỗ trợ lớn và tích cực Cộng đồng hỗ trợ lớn và tích cực
Thị phần Thị phần nhỏ hơn WordPress Thị phần lớn hơn Drupal

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Drupal

Cách cài đặt Drupal là gì?

Cách cài đặt Drupal

Cài đặt Drupal bằng Auto Installer

  • Truy cập vào mục control panel ở tại hosting của bạn.
  • Tại thanh tìm kiếm, các bạn gõ auto-installer và sau đó chọn tools này từ kết quả hiển thị.
  • Tiếp tục chọn Drupal.
  • Điền tất cả thông tin (tên, password, URL,…) để tiến hành cài đặt. Nhấn Install để cài đặt.

Cài Drupal theo cách thủ công

Cài Drupal lên Hosting Web

  • Tải phiên bản Drupal mới nhất.
  • Giải nén file đã tải về và tải nó lên một thư mục cài đặt ở trên tài khoản Web Hosting của bạn.
  • Chuẩn bị database để tiến hành cài đặt.
  • Tiếp tục cài Drupal

Cài Drupal lên Localhost

  • Sau khi tải về, hãy sao chép vào thư mục XAMPP mà bạn đã cài trước đó, thường sẽ là “~/xampp/htdocs/”. Thư mục giải nén sẽ có tên là “~/xampp/htdocs/drupal_8.1.2“.
  • Khởi động XAMPP và truy cập vào liên kết: http://localhost/drupal_8.1.2/. Khi đã chọn ngôn ngữ là “Tiếng Việt“, các bạn hãy nhấn “Save and continue”.
  • Nếu không tìm thấy thư mục “~/drupal_8.1.2/sites/default/files/translations” để dành cho dịch theo ngôn ngữ, hãy tạo và phân quyền cho thư mục đó, sau đó nhấn “Try again“. Ngôn ngữ Tiếng Việt sẽ được cài đặt.
  • Chọn kiểu “Tiêu chuẩn” nếu các bạn đang học cách sử dụng Drupal. Nếu gặp lỗi, xem trình cài đặt để biết đề xuất về cài thêm gì cho server.
  • Liên kết với cơ sở dữ liệu. Mở một tab mới đến địa chỉ: http://localhost/phpmyadmin. Tạo một cơ sở dữ liệu với tên bạn muốn, ví dụ như “drupal_812“. Nhấn “Lưu và tiếp tục” để bắt đầu cài đặt Drupal.
  • Cấu hình website Drupal. Cung cấp thông tin về Tên website, tên người dùng, email và mật khẩu cho người quản trị website.
  • Để truy cập trang quản trị, bạn chỉ cần vào: http://localhost/drupal_8.1.2/admin.

Cách sử dụng Drupal là gì?

Tạo Website bằng Drupal

Để tạo Website, các bạn cần:

  • Tạo Drupal Taxonomies
  • Tạo Articles và Basic Pages
  • Tạo Menus
  • Tạo Drupal Blocks

Cài đặt Drupal Modules

Tiếp tục thực hiện các bước sau để tiến hành cài module trên Drupal:

  • Nhấp chuột phải vào module sau đó chọn Copy link location.
  • Chuyển tới phần trang chủ Drupal và tiếp tục click vào Extend.
  • Nhấp chuột tiếp vào Install new module
  • Trong Install from a URL, các bạn hãy dán link ở bước (1).
  • Chọn Install và sau đó đợi tiến trình hoàn tất.

Cách sử dụng Drupal

Cài đặt Drupal Themes

Các bước cài đặt Drupal Themes cũng tương tự như cài đặt modules:

  • Nhấp chuột phải vào theme và sau đó chọn Copy link location.
  • Click vào Appearance ở trên phần trang chủ Drupal
  • Click chọn Install new theme
  • Tại Install from a URL, các bạn hãy dán link ở bước (1) vào.
  • Nhấn Install và sau đó chờ quá trình cài đặt kết thúc.

Tạo Blog trên Drupal là gì?

Quá trình này sẽ bao gồm những bước như sau:

  • Thiết lập blog ở trên Drupal.
  • Truy cập vào Content sau đó chọn Add content.
  • Thêm phần tiêu đề và nội dung.
  • Xuất bản blog bằng cách chọn vào Save and publish.

Backup Drupal

Các bạn cần phải làm theo các bước giống như sau:

  • Tiến hành đăng nhập vào phần tài khoản Hosting control panel.
  • Chọn mục Backups ở tại bên dưới mục Files.
  • Các bạn sẽ tìm thấy một số bản backup. Để tạo mới, hãy nhấn vào Generate a new backup.
  • Một hộp thoại sẽ xuất hiện hỏi bạn có muốn xóa đi bản cũ và lưu đè một bản mới lên không. Hãy nhấn Yes.
  • Vậy là các bạn có thể tải bản backup về.

Cập nhật Drupal 

Để biết liệu có bản cập nhật nào khác cho Drupal hay không, các bạn hãy truy cập vào Reports và nhấn vào mục Available Updates.

Lời kết

Bài viết này đã cung cấp khái quát kiến thức về Drupal là gì, những tính năng, lợi ích cũng như cách cài đặt và sử dụng Drupal. Có thể thấy, với hệ thống module mạnh mẽ và khả năng tùy chỉnh cao, Drupal là sự lựa chọn lý tưởng cho cả những dự án web đơn giản và những hệ thống phức tạp đòi hỏi tính tương tác cao.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm những CMS tương tự Drupal, hãy xem các bài viết khác của chúng tôi tại Website hoặc Fanpage.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ZaloHotlineFacebook Messenger