System Engineer là gì? System Engineer là những chuyên gia trong lĩnh vực CNTT. Họ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo rằng hệ thống máy tính hoạt động một cách mạnh mẽ, an toàn và hiệu quả. Mặt khác, System Engineer không chỉ là những chuyên gia kỹ thuật thông tin, mà còn là những nhà kiến trúc hệ thống đằng sau sự thành công của nhiều tổ chức và doanh nghiệp.
Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về System Engineer và cách để trở thành một kỹ sư hệ thống chuyên nghiệp.
System Engineer là gì?
System Engineer hay kỹ sư hệ thống là người chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai và duy trì hệ thống máy tính hoặc hệ thống công nghệ thông tin cho các tổ chức, doanh nghiệp. Họ là những chuyên gia có kiến thức và kỹ năng sâu rộng về phần cứng, phần mềm, mạng lưới, an ninh mạng,… để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả.
Những công việc chính của System Engineer là gì?
System Engineer thiết kế, tích hợp và duy trì các hệ thống phức tạp và vòng đời sản phẩm nhằm hỗ trợ giải quyết vấn đề phức tạp và phát triển sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Kỹ sư hệ thống có thể làm việc trong lĩnh vực công nghệ, giao thông vận tải, phát triển sản phẩm và sản xuất. Nhiệm vụ của họ thay đổi tùy thuộc vào lĩnh vực cụ thể. Dưới đây là một số ví dụ về những gì một System Engineer có thể thực hiện:
- Nghiên cứu và theo dõi các hệ thống hiện tại để đảm bảo tính toàn vẹn cấu trúc và đánh giá các nâng cấp cần thiết.
- Nghiên cứu phần mềm, phần cứng và thiết bị có sẵn để tối ưu hóa hiệu suất.
- Cài đặt thiết bị mới theo nhu cầu kinh doanh, chẳng hạn như máy móc sản xuất trong công nghiệp chế biến hoặc phần mềm trong công nghệ thông tin.
- Giám sát hệ thống mạng để đảm bảo các hoạt động luôn an toàn và hiệu quả.
- Xác định vấn đề trong quy trình sản xuất và đề xuất chiến lược cải thiện.
- Chẩn đoán cũng như khắc phục các sự cố về kỹ thuật.
- Theo dõi liên tục tất cả phần mềm, phần cứng, thiết bị và hệ thống và thiết lập giao thức phản hồi.
- Phối hợp với các bộ phận khác nhau, chẳng hạn như tiếp thị và quản lý, để xác định các lĩnh vực cần cải thiện và tìm ra giải pháp tối ưu.
Điều kiện để trở thành System Engineer là gì?
Giáo dục
Bằng đại học là yêu cầu tối thiểu đối với System Engineer cấp đầu vào. Vậy, để trở thành System Engineer cần học những gì? Các chuyên ngành hữu ích sẽ bao gồm hệ thống, hệ thống thông tin, kỹ thuật công nghiệp hoặc kỹ thuật máy tính. Một số System Engineer cần đạt được bằng cấp trong lĩnh vực mong muốn của họ và bằng cấp phụ về hệ thống.
Để cạnh tranh cho các vị trí lãnh đạo, những System Engineer tham vọng có thể lấy bằng thạc sĩ. Nhiều trường đại học cung cấp chương trình thạc sĩ khoa học về kỹ thuật hệ thống. Ngoài ra, một bằng tiến sĩ về kỹ thuật hệ thống sẽ hữu ích cho những người quan tâm đến công việc nghiên cứu hoặc giảng dạy.
Đào tạo
Một số System Engineer học những kiến thức cơ bản của công việc thông qua các chương trình thực tập hoặc học nghề, trong đó họ có thể làm việc dưới sự hướng dẫn của các kỹ sư được cấp phép. Họ có thể làm việc trong các vị trí phối hợp hoặc hỗ trợ để có được kinh nghiệm liên quan trước khi nộp đơn ứng tuyển vị trí System Engineer.
Tìm hiểu về System Engineer là gì, ta biết được ở những vai trò cấp thấp, họ tìm hiểu thêm về hoạt động trong ngành họ đang nhắm đến, chẳng hạn như công nghệ hoặc chăm sóc sức khỏe. Nhà tuyển dụng System Engineer cũng có thể bổ sung bằng đào tạo tại chỗ về các quy trình và yêu cầu độc đáo của công ty.
Chứng chỉ
System Engineer có thể sở hữu nhiều chứng chỉ chứng minh sự chuyên nghiệp của họ trong các khía cạnh khác nhau của công việc. Dưới đây là một số ví dụ về các chứng chỉ System Engineer nên có:
Associate Systems Engineering Professional
Được cung cấp bởi International Council on Systems Engineering, ASEP là cấp độ chứng chỉ đầu tiên dành cho những người vừa tốt nghiệp và bắt đầu thực hành kỹ thuật hệ thống. Để đạt được chứng chỉ này, yêu cầu vượt qua một kỳ thi.
Certified Systems Engineering Professional
Chứng chỉ CSEP của System Engineer là gì? Đây cũng là chứng chỉ do INCOSE cung cấp. Certified Systems Engineering Professional là một trong những chứng chỉ được săn đón nhiều nhất. Để có được chứng chỉ này, bạn cần tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật hệ thống, ba giấy chứng nhận và điểm đậu trong kỳ thi.
Expert Systems Engineering Professional
Chứng chỉ này dành cho những người có ít nhất 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kỹ thuật hệ thống và có ba giấy chứng nhận. Thay vì làm bài kiểm tra, người nhận phải chịu sự đánh giá của hội đồng ngang hàng.
Certified Information Systems Security Professional
Được cung cấp bởi International Information System Security Certification Consortium, CISSP chứng minh khả năng của cá nhân trong việc thiết kế và triển khai các chương trình an ninh mạng. Ứng viên thành công cần có 5 năm kinh nghiệm về an ninh hệ thống và đạt điểm vượt qua kỳ thi.
Professional Engineer
Chứng chỉ PE của System Engineer là gì? PE là chứng chỉ phổ biến bắt buộc đối với các kỹ sư có kế hoạch làm việc với công chúng. Mỗi nơi có yêu cầu khác nhau để đạt được PE, tuy nhiên, một bằng cấp đại học từ một trường đại học được chấp nhận, 4 năm kinh nghiệm dưới sự giám sát của một kỹ sư được cấp phép và đạt điểm qua kỳ thi cơ bản về kỹ thuật là những yêu cầu tiêu chuẩn để sở hữu PE.
Kỹ năng
System Engineer sử dụng nhiều kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên sâu để thực hiện công việc một cách hiệu quả. Những kỹ năng này bao gồm:
Kỹ năng công nghệ
Yêu cầu về kỹ năng này thay đổi tùy thuộc vào ngành mà System Engineer đang làm việc, nhưng nó vẫn đòi hỏi sự thành thạo trong việc lập kế hoạch cho phần mềm, mô hình hóa phần mềm và thiết bị chuyên dụng. Các kỹ sư hệ thống IT thường có hiểu biết toàn diện về kiến trúc dữ liệu, đám mây và an ninh mạng. Điều này giúp họ phát triển và duy trì các hệ thống dữ liệu nội bộ được bảo vệ.
Mô hình chức năng
Khi tìm hiểu về kỹ năng của System Engineer là gì, ta biết được System Engineer cần xây dựng các mô hình chức năng, mô tả cách các bộ phần khác nhau của một sản phẩm tương tác với nhau để tạo ra kết quả như mong đợi. Họ phát triển các thông số kỹ thuật và sơ đồ để hỗ trợ và bối cảnh hóa các mô hình này. Trong quá trình tạo chúng, họ có thể làm rõ cách thiết kế và xây dựng sản phẩm cuối cùng để tối ưu hóa hiệu suất.
Kỹ năng phân tích
Công việc của một System Engineer đòi hỏi sự phân tích tỉ mỉ và chi tiết của mỗi công việc mà họ thực hiện. Họ xem xét toàn bộ hệ thống và tổng hợp các bộ phận của nó. Họ cũng xác định các chi tiết nhỏ và thực hiện các điều chỉnh. Đôi khi, họ triển khai những thay đổi quy mô lớn đối với toàn bộ hệ thống. Kỹ sư hệ thống cũng áp dụng các loại phân tích cụ thể để xác định vấn đề, làm rõ mong đợi và đề xuất giải pháp, như:
- Phân tích nhu cầu-phương tiện.
- Phân tích chức năng-phương tiện.
- Phân tích văn bản hệ thống.
- Phân tích quan điểm.
Kỹ năng quản lý rủi ro
System Engineer cần kiểm tra các hệ thống hiện tại để tìm điểm yếu và cơ hội cải thiện. Lúc này, kỹ năng quản lý rủi ro sẽ giúp họ đánh giá khả năng và chi phí của các lỗ hổng hệ thống. Các kỹ năng quản lý rủi ro sau đây là rất quan trọng đối với System Engineer:
- Đánh giá tác động của rủi ro
- Ưu tiên rủi ro
- Lập kế hoạch giảm thiểu rủi ro
Kỹ năng quản lý thời gian
Tìm hiểu về kỹ năng của System Engineer là gì, ta nhận ra System Engineer cần ưu tiên công việc, đặt và tuân theo các thời hạn cụ thể cũng như tạo các kế hoạch theo thời gian cho việc hoàn thành công việc. Họ cũng cần thích ứng với các thay đổi xảy ra trong thời gian thực và dự đoán các thay đổi để lập kế hoạch phù hợp. Tất cả điều này đòi hỏi khả năng quản lý thời gian và lập kế hoạch một cách linh hoạt.
Kỹ năng giao tiếp
System Engineer cần làm việc với nhiều chuyên gia khác nhau. Trong một ngày làm việc, họ có thể tương tác với một chuyên gia tiếp thị, một kỹ sư phần mềm, một giám đốc tài chính cấp cao, một thành viên trong nhà máy sản xuất và một tài xế. Việc phát triển các phương pháp giao tiếp rõ ràng và cởi mở đảm bảo rằng họ có thể giải thích thông tin kỹ thuật bằng cách đơn giản cho những người ngoài lĩnh vực kỹ thuật.
Kỹ năng làm việc nhóm
System Engineer cộng tác theo nhóm với những người thiết kế, chuyên gia bảo mật, nhà nghiên cứu, nhân viên bán hàng, nhân viên nhà máy sản xuất và nhân viên tiếp thị để cho ra mắt một sản phẩm. Các kỹ sư giỏi cần có khả năng ủy quyền công việc, theo dõi tiến độ, thực hiện kiểm tra chất lượng và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng.
Môi trường làm việc của System Engineer
Biết System Engineer là gì, bạn sẽ thấy System Engineer có thể làm việc ở hầu hết các ngành. Môi trường làm việc của System Engineer về cơ bản là nhất quán:
- System Engineer làm việc trực tiếp hoặc từ xa với những người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả kỹ sư và chuyên gia công nghệ, khách hàng, chuyên gia tài chính, nhân viên quan hệ cộng đồng và nhân viên nhà máy.
- Mặc dù System Engineer thường làm việc trong văn phòng, nhưng họ có thể di chuyển đến cơ sở và địa điểm làm việc để kiểm tra quy trình, dây chuyền sản xuất hoặc khu vực lưu trữ máy chủ, phụ thuộc vào ngành công nghiệp của họ.
- System Engineer thường làm việc toàn thời gian trong giờ hành chính, tuy nhiên họ có thể cần làm thêm giờ để đáp ứng các kỳ hạn cụ thể.
- System Engineer xuất hiện trong hầu hết các ngành công nghiệp và có thể tìm việc làm tại các cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận hoặc các công ty tư nhân.
Các bước để trở thành System Engineer là gì?
Nâng cao trình độ học vấn
Bằng cử nhân là yêu cầu đầu vào cơ bản. Bằng thạc sĩ và tiến sĩ cũng có thể có giá trị khi ứng tuyển vào các vị trí quản lý, nghiên cứu hoặc nâng cao. Trong chương trình đào tạo của bạn, hãy cân nhắc việc hoàn thành ít nhất một đợt thực tập để tích lũy kinh nghiệm.
Tích lũy kinh nghiệm làm việc
Một số chứng chỉ yêu cầu ít nhất một vài năm kinh nghiệm trước khi nộp đơn thi và nhiều vị trí kỹ thuật hệ thống có thể yêu cầu kinh nghiệm hoặc chứng chỉ. Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc ở các vị trí cấp thấp với tư cách là kỹ sư hoặc ở các vai trò tương tự.
Sở hữu chứng chỉ
Tùy thuộc vào lĩnh vực, bạn có thể kiếm được một số chứng chỉ để có khả năng mở rộng cơ hội việc làm và tăng thu nhập của mình. Nếu bạn dự định làm việc với công chúng thì PE có thể là cần thiết. Đừng quên gia hạn chứng nhận hoặc giấy phép của bạn theo yêu cầu của tổ chức phát hành.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu System Engineer là gì, những công việc chính của System Engineer cũng như cách để trở thành một System Engineer chuyên nghiệp. Tóm lại, nếu bạn có đam mê với công nghệ thông tin và muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này, thì nghề System Engineer là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Cảm ơn các bạn đã xem bài viết, hãy tiếp tục theo dõi Website hoặc Fanpage của Máy Chủ Sài Gòn để cập nhật thêm nhiều kiến thức về công nghệ nhé!