Hypervisor là gì? Hypervisor là một chương trình phần mềm được sử dụng để quản lý các máy ảo. Hypervisor là phần mềm có vai trò vô cùng quan trọng đối với công nghệ ảo hóa máy chủ trong môi trường doanh nghiệp hiện nay. Chính vì thế, hãy theo dõi bài viết sau để tìm hiểu kỹ hơn về phần mềm giám sát máy ảo này nhé!
Hypervisor là gì?
Hypervisor là một phần cứng, phần mềm hoặc firmware có thể tạo các máy ảo và quản lý cũng như phân bổ tài nguyên cho chúng.
>> Xem thêm: Máy ảo là gì?
Hypervisor giúp mỗi VM hoặc “Guest” có thể truy cập vào lớp tài nguyên bên dưới của phần cứng vật lý như CPU, RAM và bộ lưu trữ. Nó cũng có thể giới hạn lượng tài nguyên hệ thống mà mỗi máy ảo có thể sử dụng để đảm bảo cho nhiều máy ảo đang chạy trên cùng một hệ thống trong cùng một thời điểm.
Ngoài ra, Hypervisor cũng có nhiệm vụ cách ly từng máy ảo. Đây là điều cho phép mỗi máy ảo hoạt động mà không có bất kỳ sự cố nào ảnh hưởng đến những máy khác. Biết Hypervisor là gì ta thấy các Hypervisor còn cho phép giao tiếp giữa nhiều máy ảo trên cùng một máy tính và trên các mạng khác nhau.
Quá trình phát triển của Hypervisor
Để biết rõ hơn về Hypervisor, hãy xem quá trình phát triển của nó trong phần dưới đây:
Hypervisor được tạo ra vào năm 1965 để hoạt động với IBM RPQ cho IBM 360/65. Ban đầu, chúng được dự định thử nghiệm các hệ thống dùng chung giữa các máy ảo. Đồng thời, xem xét các khái niệm phần cứng mới mà không gây nguy hiểm cho hệ thống sản xuất chính. Biết Hypervisor là gì ta thấy Hypervisors hiện nay đang được sử dụng phổ biến để phân bổ tài nguyên phần cứng vật lý cho các máy ảo. Chúng được gọi là “Guest” trên Host.
Hypervisor có thể được dùng cho nhiều tác vụ khác nhau. Điều này bao gồm điện toán đám mây và quản trị máy chủ hay thậm chí chạy các chương trình tương thích với hệ điều hành mà bạn không có. Hypervisor có thể được sử dụng để chạy các quy trình và hệ điều hành trên các máy ảo. Chúng hoàn toàn độc lập với hệ thống chính của bạn.
Vì sao phải sử dụng Hypervisor?
Để biết lý do bạn nên sử dụng Hypervisor là gì, hãy chú ý phần dưới đây:
Hypervisor tạo ra các nhiều máy ảo và nếu một trong số chúng bị lỗi, các máy ảo khác sẽ không bị ảnh hưởng. Nó cũng không ảnh hưởng đến phần cứng vật lý chính hoặc hệ điều hành.
Vì các VM guest độc lập với phần cứng máy chủ, nên các Hypervisor cho phép sử dụng nhiều tài nguyên sẵn có của hệ thống hơn và cung cấp tính di động CNTT cao hơn. Điều này có nghĩa là chúng có thể dễ dàng chuyển giữa các máy chủ. Vì nhiều máy ảo có thể chạy trên một máy chủ vật lý với một trình ảo hóa, nên một Hypervisor sẽ giúp giảm: Yêu cầu về không gian, năng lượng và bảo trì.
Một lý do khác bạn nên sử dụng Hypervisor là gì? Đó là bảo mật. Hypervisor thêm một lớp bảo vệ khác giữa hệ điều hành của bạn và bất kỳ tập tin nào. Ngay cả khi quá trình tải xuống có gây ra sự cố trong máy ảo của bạn thì Hypervisor vẫn sẽ bảo vệ hệ điều hành chính của bạn.
Cơ chế hoạt động của Hypervisor
Bộ sưu tập máy ảo và Hypervisor được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau trong môi trường kinh doanh bao gồm Data Replication, Desktop Virtualization, Server Consolidation và Cloud Computing.
Thông thường, sao chép một máy ảo yêu cầu sao chép thủ công toàn bộ dung lượng của nó. Tuy nhiên với Hypervisor, bạn chỉ cần chọn máy ảo và các phần mà bạn muốn sao chép. Sau đó, nó sẽ thực hiện các quy trình còn lại cho bạn.
Biết Hypervisor là gì hãy chú ý nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều máy chủ cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho khách hàng qua Internet, việc quản lý tập trung tất cả chúng có thể khó khăn. Đặc biệt nếu sử dụng các hệ điều hành khác nhau. Mặt khác, các máy chủ này có thể được ảo hóa bằng cách sử dụng Hypervisor. Sau đó, kết hợp tất cả chúng vào một Physical Machine duy nhất để nâng cao hiệu quả.
Nói một cách đơn giản, tài nguyên có thể được gán cho tất cả các máy. Điều này cho phép bạn tận dụng tốt hơn tổng tài nguyên vật lý của mình thay vì để chúng ở chế độ chờ khi không sử dụng.
Desktop Virtualization rất hữu ích khi bạn muốn sử dụng phần mềm chỉ tương thích với một hệ điều hành (Windows), nhưng máy của bạn cũng có một hệ điều hành khác (MacOS). Bạn có thể sử dụng Hypervisor để tạo máy ảo Windows để chạy phần mềm mà không cần thay đổi hệ điều hành.
Ưu nhược điểm của Hypervisor là gì?
Dưới đây là ưu nhược điểm của Hypervisor, hãy xem nhé:
Ưu điểm
Hypervisor hỗ trợ tạo các máy ảo độc lập chạy trên một máy chủ. Điều này giúp việc sử dụng công nghệ ảo hóa trở nên dễ dàng hơn.
Hypervisor có khả năng phân phối tài nguyên dùng chung từ máy chủ đến các máy ảo độc lập chạy trên máy chủ. Làm cho chúng có khả năng hoạt động liên tục mà không bị chồng chéo hay gián đoạn. Quá trình triển khai công việc trở nên thuận tiện và nhanh chóng hơn nhờ quy trình bàn giao thông suốt và liền mạch.
Hypervisor cũng hỗ trợ xác minh tài nguyên mà máy chủ nhận được và lưu trữ tài nguyên trên máy chủ. Nó đảm bảo rằng VPS bạn mua có tất cả các tài nguyên mà máy ảo yêu cầu.
Nhược điểm
Tìm hiểu nhược điểm của Hypervisor là gì, bạn nên biết tính an toàn của phần mềm Hypervisor còn thấp. Khi vi-rút lây nhiễm vào Hypervisor, nó sẽ làm hỏng hệ thống của máy chủ. Điều này sẽ có tác động đến tất cả các ứng dụng hiện đang chạy.
Lợi ích khi sử dụng Hypervisor
Tốc độ
Trái ngược với bare-metal servers, các Hypervisor cho phép tạo các máy ảo ngay lập tức. Điều này làm cho việc cung cấp tài nguyên cho khối lượng công việc động trở nên dễ dàng hơn.
Hiệu quả
Các Hypervisor chạy nhiều máy ảo trên tài nguyên của một máy vật lý duy nhất cho phép sử dụng một máy chủ vật lý đơn lẻ hiệu quả hơn. Chạy một số máy ảo trên một máy vật lý sẽ tiết kiệm chi phí và năng lượng hơn so với chạy nhiều máy vật lý không được sử dụng đúng mức cho cùng một nhiệm vụ.
Linh hoạt
Biết Hypervisor là gì ta thấy do Hypervisor tách HĐH khỏi phần cứng bên dưới nên phần mềm không còn phụ thuộc vào trình điều khiển hoặc thiết bị phần cứng cụ thể, Bare-metal hypervisors cho phép hệ điều hành và các ứng dụng liên quan của chúng chạy trên nhiều loại phần cứng.
Tính di động
Hypervisors cho phép nhiều hệ điều hành cùng tồn tại trên cùng một máy chủ vật lý. Các máy ảo mà Hypervisor chạy có thể mang theo được vì chúng tách biệt với máy vật lý. Các nhóm CNTT có thể di chuyển khối lượng công việc từ máy này sang máy khác hoặc từ nền tảng này sang nền tảng khác và phân bổ tài nguyên mạng, bộ nhớ, lưu trữ và xử lý trên nhiều máy chủ khi cần.
Khi một ứng dụng yêu cầu nhiều sức mạnh xử lý hơn, phần mềm ảo hóa sẽ cho phép ứng dụng đó truy cập các máy bổ sung một cách liền mạch.
Phân loại Hypervisor là gì?
Hypervisors có hai loại chính:
- Bare metal hypervisors hoặc Native.
- Embedded hypervisors hoặc Hosted
Trong đó:
Một Bare metal hypervisors sẽ được cài đặt trực tiếp trên phần cứng máy tính của bạn. Một Embedded hypervisors được cài đặt trên hệ điều hành của bạn.
Bare metal hypervisors thường hiệu quả hơn và nhanh hơn vì chúng có quyền truy cập trực tiếp vào phần cứng và bỏ qua lớp hệ điều hành. Mặt khác, chúng cũng không cần phải cạnh tranh với các ứng dụng hoặc hệ điều hành khác.
Tìm hiểu phân loại của Hypervisor là gì, hãy chú ý Bare metal hypervisors có thể phân bổ tất cả sức mạnh phần cứng vật lý có sẵn cho các máy ảo. Chúng cũng an toàn hơn vì không có hệ điều hành trên máy chủ. Những kẻ xâm nhập ác ý sẽ có ít khả năng tấn công hơn.
Embedded hypervisors dễ thiết lập và chạy hơn nhiều. Bởi vì bạn có thể sử dụng một hệ điều hành thân thiện hơn với người dùng. Chúng thường được sử dụng để thử nghiệm và phát triển. Vì chúng có thể chạy trên hệ điều hành và thử nghiệm các chương trình hoặc tính năng mới mà không ảnh hưởng đến hệ điều hành.
Một số phần mềm quản lý Hypervisor tốt nhất hiện nay
Để đảm bảo rằng Hypervisor và máy ảo của bạn hoạt động bình thường, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý Hypervisor của bên thứ ba. Dưới đây là một số gợi ý các bạn có thể xem xét:
- VMware Workstation Player
- SolarWinds Virtualization Manager
- VirtualBox
- QEMU
- Xen Project
Lời kết
Hy vọng rằng những thông tin được cung cấp ở trên đã giúp bạn hiểu được Hypervisor là gì, nó được phân loại như thế nào và nó hoạt động ra sao. Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin nào về phần mềm Hypervisor, hãy liên hệ với Máy Chủ Sài Gòn hoặc để lại bình luận dưới bài viết này nhé!